|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giải pháp ‘cứu’ miền Tây trước hạn mặn khốc liệt

09:58 | 21/02/2020
Chia sẻ
Hàng loạt lúa, hoa màu ở nhiều tỉnh miền Tây đang trong tình trạng “chết khát”.

Hạn mặn năm nay được Bộ nn&ptnt đánh giá rất sớm, nhận định tình hình sẽ rất khốc liệt. Thực tế vừa qua, các chỉ số đều tăng hơn so với năm 2015-2016. Đây là sự nhận diện sớm và chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ cùng sự chủ động của các địa phương nên đã tổ chức ứng phó kịp thời, không gây thiệt hại lớn đến vụ đông xuân năm nay.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Quốc Doanh đánh giá như trên tại buổi làm việc với sáu tỉnh vùng ĐBSCL: Bến tre, Tiền Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh, Long An, Sóc Trăng về tình hình phòng, chống hạn mặn xâm nhập.

Thiệt hại hàng loạt lúa, hoa màu

Ông Nguyễn Văn Mẫn, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Tiền Giang, cho biết diển biến xâm nhập mặn năm nay rất phức tạp, độ mặn tăng cao đột biến, xâm nhập sớm, vượt qua độ mặn lịch sử năm 2016. để giảm thiểu thiệt hại, ông Mẫn cho hay thời gian qua Tiền Giang đã tổ chức bốn điểm bơm với 26 máy bơm. Hiện tỉnh đã bơm trên 20 triệu lít nước vào kênh để người dân bơm lên đồng ruộng.

Về phía tỉnh Bến Tre, ông Huỳnh Quang Đức, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh, cho biết hiện tỉnh có nhiều công trình dự án kiểm soát mặn nhưng chưa khép kín nên hiệu quả phát huy tác dụng chưa cao. 

Do đó, mặn vẫn xâm nhập sâu vào nội đồng gây thiệt hại 5.059/5.287 ha lúa đông xuân. Hiện ngành nông nghiệp tỉnh đang phối hợp với địa phương khảo sát và thống kê thiệt hại. Ngoài ra mặn còn làm cho hàng ngàn hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Riêng Trà Vinh, ông Phạm Minh Truyền, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh, thông tin: Hiện tỉnh có khoảng 5.800 ha lúa đông xuân đã bị thiệt hại do thiếu nước. Đến nay, còn khoảng 18.000/26.000 ha xuống giống trái lịch thời vụ đang có nguy cơ bị thiệt hại nếu tình hình nguồn nước trong thời gian tới không được cải thiện.

Tại buổi công tác, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Quốc Doanh đánh giá cao công tác chủ động phòng, chống hạn mặn của sáu tỉnh ĐBSCL trong thời gian qua. Theo ông, còn ít nhất khoảng một tháng nữa mới mưa nên chúng ta cần có những giải pháp tích cực ứng phó tiếp theo để đối phó với hạn mặn. “Chúng ta đã làm tốt rồi cũng phải tiếp tục làm tốt hơn nữa để bảo vệ lúa, vườn cây ăn trái trong mùa hạn mặn năm nay” - Thứ trưởng Doanh nói.

Giải pháp ‘cứu’ miền Tây trước hạn mặn khốc liệt - Ảnh 1.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Quốc Doanh tại buổi làm việc với sáu tỉnh miền Tây. Ảnh: ĐÔNG HÀ

Giải pháp đồng bộ hai vấn đề

Để hạn chế tình trạng hạn mặn ở miền Tây, GS-TS Nguyễn Bảo Vệ, nguyên Trưởng khoa Nông nghiệp Trường ĐH Cần Thơ, góp ý: Trước tiên người dân phải theo dõi dự báo xâm nhập mặn và không tùy tiện lấy nước ngọt mà phải canh triều. 

Bởi độ mặn trong kênh, rạch không giữ cố định mà thay đổi theo con nước. Nhà vườn nên canh lúc nước ròng để lấy nước ngọt, vì lúc này nước biển xuống thấp nhất, đó là cơ hội để nước ngọt và đẩy mặn lùi ra biển.

Người dân cũng lưu ý không nên sử dụng nước giếng khoan để tưới, dành nguồn nước quý này cho sinh hoạt. Cạnh đó cần phụ chất điều hòa sinh trưởng và bón phân để làm tăng khả năng hấp thụ nước và bổ sung chất dinh dưỡng cho cây.

Theo GS Vệ, trước tình trạng hạn mặn như hiện nay, chúng ta cần phải có những giải pháp kịp thời và khoa học. Theo đó, người dân cần phải thực hiện nghiêm túc khuyến cáo của địa phương về thời điểm xuống giống vụ hè thu để cây lúa phát triển được tốt nhất. Sử dụng giống lúa chịu mặn tốt nhất.

Tiếp theo là gia cố cống đập, đê bao và bờ bao ngăn mặn, trữ nước ngọt..., đặc biệt là ngăn chặn thất thoát nước. Lục bình, bèo, cỏ dại trong mương vườn sẽ làm gia tăng lượng nước bị mất, cần phải được làm sạch. cùng đó là phủ nylon hay màng phủ nông nghiệp lên mặt nước để giảm bốc hơi.

Vườn canh tác phải được phủ bằng những vật liệu có sẵn tại địa phương như rơm rạ, lá dừa, lá mía..., có thể dùng nylon hay màng phủ nông nghiệp trải lên mặt đất. Cuối cùng là cần tỉa bỏ những lá nằm khuất trong tán quang hợp kém để giảm lượng nước mất do thoát hơi.

Cầu cứu trung ương, chuyên gia

Trao đổi với PV, ông Lê Văn Sử, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, cho hay: UBND tỉnh đã có kế hoạch cầu viện các cơ quan chức năng ở trung ương, các chuyên gia đến Cà Mau cùng khảo sát và bàn giải pháp đối phó mùa hạn hán này. Dự kiến thứ Hai tuần tới (24-2), Cà Mau sẽ đón đoàn khảo sát với sự tham gia của một số cơ quan ở trung ương, các chuyên gia nói trên.


Ông Vinh cho rằng trước mắt những công trình thủy lợi cố gắng làm nhiều công trình trữ nước càng tốt. Đặc biệt là hai công trình ở Tứ giác Long Xuyên - Hà Tiên và vùng Tràm Chim. Đây là công trình trữ nước từ xưa đến nay, cần cố gắng khôi phục.

Trong khi đó, ThS Kỷ Quang Vinh, nguyên Chánh Văn phòng Công tác biến đổi khí hậu TP Cần Thơ, cho hay: Theo dự đoán, thời gian tới hạn mặn sẽ diễn ra ngày càng nhiều hơn, bên cạnh đó vẫn có thể xảy ra những trận lũ lụt kinh hoàng. Muốn cứu ĐBSCL khỏi hạn mặn thì phải có giải pháp đồng bộ chống lại cả hai vấn đề này.

Cạnh đó, mỗi người dân, địa phương phải trữ nước từ các nguồn kênh rạch có sẵn. Nếu mọi người đều làm thì sẽ trữ được rất nhiều nước trong đất, khả năng đẩy mạnh mặn ra sẽ tốt hơn.

“Điều quan trọng là các giải pháp, công trình phải thực hiện một cách đồng bộ giữa các địa phương với nhau, để khi có hạn, mặn hay lũ thì phát huy ngay tác dụng và công trình phải đảm bảo môi trường” - ông Vinh chia sẻ.

Theo ông Vinh, thực tế hạn mặn chúng ta đã làm công tác dự báo từ sáu tháng trước nhưng chúng ta chưa làm được công trình gì để ứng phó mà cụ thể là công tác trữ nước trong khi nguồn nước rất dư thừa. 

Một năm sông Mekong cung cấp khoảng 475 tỉ m3, chúng ta chỉ xài khoảng 50 tỉ và trên thượng nguồn sử dụng khoảng 100 tỉ, lượng nước dư thừa rất lớn nhưng chúng ta không trữ mà để chảy ra biển một cách lãng phí.

“Đến mùa khô dân thượng nguồn lấy nước, lượng nước ngọt bị lấy nhiều thì dĩ nhiên là mặn sẽ đẩy lên nhiều và dân ta lãnh đủ” - ông Vinh phân tích.

Viện Khoa học thủy lợi miền Nam dự báo nguồn nước mùa khô năm 2019-2020 về vùng ĐBSCL thấp hơn nhiều so với trung bình nhiều năm và những năm gần đây. Lưu lượng bình quân tháng 2 có thể thấp hơn so với trung bình vào năm 2016. Hiện thủy điện Trung Quốc vẫn xả thấp, nguồn nước về thấp ngay vào nửa đầu tháng 2, do vậy dự báo mặn sẽ xâm nhập sâu, đỉnh mặn tháng 2 vừa xuất hiện trong tuần qua và có xu thế giảm trong tuần tới.

Với đặc điểm nguồn nước như hiện nay, người dân cần tranh thủ tích thêm nước ngọt để đề phòng mặn xâm nhập sâu trở lại ở kỳ triều cường tới từ nay đến 27-2.

Viện Khoa học thủy lợi miền Nam cũng khuyến nghị các địa phương tranh thủ tích và vận hành hệ thống công trình hợp lý, tăng cường khả năng lấy nước ngay khi có thể. Đồng thời, hạn chế tiêu thoát và kiểm soát mặn ở các hệ thống thủy lợi, đảm bảo tích trữ nước trước khi các ảnh hưởng gia tăng từ thượng nguồn về. đồng thời, tăng cường công tác giám sát mặn, cập nhật các bản tin dự báo thường xuyên để điều chỉnh kế hoạch phù hợp với các diễn biến nguồn nước.



Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Trần Vũ - Hải Dương - Đông Hà

Trước thềm Diễn đàn Đầu tư Việt Nam: Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.