|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Giải bài toán 'được mùa, mất giá' cho nông sản địa phương bằng ứng dụng công nghệ

14:23 | 12/12/2022
Chia sẻ
Ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp từ công đoạn sản xuất đến tiêu thụ có thể là một giải pháp hiệu quả, giúp bà con nông dân vơi bớt âu lo và tạo ra những tác động tích cực cho ngành.

Mừng khi xuân về, lo khi hè tới

Hơn một tháng trước thềm Tết nguyên đán 2023, người nông dân tại các vùng chuyên canh đang  tất bật chuẩn bị cho đợt tiêu thụ nông sản quan trọng trong năm. Tại Đồng bằng sông Cửu Long, chính quyền địa phương và các hợp tác xã (HTX) thời gian qua đã tích cực đẩy mạnh sản xuất và chú trọng cải thiện chất lượng sản phẩm để không chỉ để đảm bảo nguồn cung mà còn đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng với nông sản Việt. Tết này, bà con nông dân dự đoán giá nông sản sẽ tăng đáng kể so với hiện tại, hứa hẹn đem lại nguồn thu nhập khả quan cho nhà vườn.

Nông sản vụ hè thường gặp tình trạng “được mùa, mất giá", ùn ứ sản phẩm thừa, phải đổ đi. (Ảnh: Grab).

Tuy nhiên, nỗi lo vẫn còn đó khi nhìn vào bức tranh toàn cảnh của nền nông nghiệp trong suốt  năm. Thực tế, nông sản “được mùa, được giá” là chuyện hiếm khi, trong khi “được mùa, rớt giá”, chờ “giải cứu” thường xuyên diễn ra. Hiện nay, hầu hết nhà vườn, HTX, dù nhiều kinh nghiệm canh tác sản xuất, song chưa thạo kiến thức thị trường lẫn tiêu dùng. Việc phụ thuộc vào thương lái khiến người nông dân chưa thể chủ động tiếp cận thị trường, kết nối với người tiêu dùng một cách hiệu quả.

Mặt khác, việc tạo dựng, quảng bá nông, đặc sản chưa được đầu tư đúng mức. Hạn chế về kiến thức công nghệ cũng khiến người nông dân gặp nhiều trở ngại khi tham gia mô hình kinh doanh trực tuyến - vốn là một kênh bán hàng hiệu quả trong bối cảnh đời sống ngày càng được số hóa ngày nay. Việc đa dạng hóa cách tiếp cận người tiêu dùng để tìm đầu ra bền vững cho nông sản là nhiệm vụ cấp thiết.

 Chuyển đổi số - giải pháp thiết thực 

Chuyển đổi số được nhiều chuyên gia đánh giá là một trong những biện pháp khả thi để nâng cao chất lượng, kết nối đa phương nhằm cải thiện đầu ra cho nông sản. Trong thời gian qua, một số doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đã trang bị điện thoại thông minh cho nông dân để tăng cường ứng dụng công nghệ kết nối giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Tại các vùng trồng cây ăn quả tập trung, nhiều hộ đã xây dựng mã QR code, tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm để nâng cao giá trị cho sản phẩm của mình. 

Tuy đây là những tín hiệu lạc quan, con đường triển khai chuyển đổi số trong nông nghiệp vẫn cần nhiều nỗ lực và sự tham gia của các bên khác nhau trong toàn chuỗi cung ứng. Các giải pháp hiện nay chủ yếu theo sáng kiến riêng lẻ của một số doanh nghiệp, địa phương và chưa hình thành một chuỗi kết nối số toàn diện.

Thêm vào đó, các giải pháp đa phần hướng đến giám sát chất lượng nông sản, trong khi giải quyết đầu ra cũng là một phần vô cùng quan trọng. Đối với các loại trái cây chín rộ theo mùa hoặc cao điểm ngày lễ Tết có thời gian xử lý ngắn, nhiều nông dân bày tỏ nguyện vọng vừa có thể bán trực tuyến vừa có thể đưa sản phẩm từ vườn đến tay người tiêu dùng một cách nhanh chóng.

Ứng dụng công nghệ để giải bài toán đầu ra cho nông sản

Trong số các nền tảng công nghệ và thương mại điện tử đang vào cuộc hỗ trợ đầu ra cho nông sản Việt, Grab là một trong những đơn vị hoạt động khá năng nổ. Từ đầu năm 2020, Grab đã hợp tác với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Liên minh Hợp tác xã Việt Nam để hỗ trợ nông dân, HTX nâng cao nhận thức và năng lực chuyển đổi số.

Thông qua các hoạt động tập huấn trong khuôn khổ hợp tác bốn bên này, hơn 800 HTX đã được trang bị kiến thức, kỹ năng về ứng dụng công nghệ và thương mại điện tử để kết nối tốt hơn với người tiêu dùng nhằm nâng cao cơ hội tiêu thụ sản phẩm và cải thiện doanh thu. Điều này sẽ giúp hạn chế tình trạng tồn hàng, bán tháo mỗi dịp được mùa.

Song song với chương trình tập huấn, Grab đã phát huy lợi thế về thấu hiểu người dùng và kinh nghiệm marketing trong lĩnh vực thương mại điện tử, hỗ trợ các HTX quảng bá cho nông sản địa phương trên ứng dụng Grab. Điển hình như “Lễ hội trái cây mùa hè 2022”, Grab đã triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ về mặt hình ảnh, truyền thông để giúp tiếp thị sản phẩm của các nhà vườn rộng rãi đến người dùng.

Doanh nghiệp đã kết hợp với blogger du lịch Khoai Lang Thang quảng bá cho các nhà vườn trái cây tại ĐBSCL. Điều này giúp thu hút những người dùng trẻ, tăng cường sự quan tâm của họ đối với nông sản Việt. Kết quả, hơn 100 tấn trái cây các loại như sầu riêng, vải, bơ… đã được tiêu thụ qua chiến dịch này.

Bà Nguyễn Thị Mỹ Hạnh, Giám đốc, Grab Việt Nam bàn về các sáng kiến thiết thực của ứng dụng công nghệ để giải bài toán đầu ra cho nông sản Việt. (Ảnh: Grab).

“Những kết quả ban đầu này rất có ý nghĩa với đội ngũ Grab, là động lực để chúng tôi sẽ tiếp tục nỗ lực cùng chung tay với các đối tác nhằm thúc đẩy chuyển đổi số trong nông nghiệp, mang lại những lợi ích thiết thực cho người nông dân”, bà Nguyễn Thị Mỹ Hạnh, Giám đốc, Grab Việt Nam, chia sẻ tại Hội thảo “Thương mại điện tử - Xu thế phát triển bền vững” do Báo Công Thương tổ chức vào đầu tháng 12/2022.

Có thể nói, các sáng kiến góp phần thúc đẩy “số hoá” nông nghiệp một cách cụ thể và thiết thực chính là những gì cũng ta đang cần để đưa nông nghiệp Việt Nam phát triển bền vững, giúp cải thiện đời sống cho bà con nông dân.

 

Bích Thu