|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá xăng giảm gần 1.800 đồng/lít từ 16h chiều nay

15:38 | 11/10/2023
Chia sẻ
Từ 16h00 ngày 11/10, giá xăng giảm 1.595 - 1.798 đồng/lít, dầu 1.184 - 1.352 hạ đồng/lít. Như vậy, giá xăng đã có hai đợt giảm sâu thứ liên tiếp.

Chiều 11/10, Liên bộ Công Thương - Tài chính điều hành giá xăng dầu. Theo đó, sau khi thực hiện việc trích lập và chi sử dụng quỹ Bình ổn, giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường như sau:

Xăng/dầu

Thay đổi

Giá không cao hơn

Xăng RON95-III

-1.798 đồng/lít

 23.044 đồng/lít

Xăng E5RON92

- 1.595 đồng/lít

 21.907 đồng/lít

Dầu diesel 0.05S

-1.184 đồng/lít

 22.410 đồng/lít

Dầu hỏa

-1.352 đồng/lít

 22.464 đồng/lít

Dầu mazut 180CST 3.5S

-1.214 đồng/kg

 16.238 đồng/kg

Mức giá này có hiệu lực từ 16h00 ngày 11/10. Tính từ đầu năm đến nay, giá xăng đã có 29 đợt điều chỉnh, trong đó có 16 đợt tăng, 9 đợt giảm và 4 đợt giữ nguyên.

Ở kỳ điều hành lần này, Liên Bộ Công Thương - Tài chính không trích lập và chi Quỹ bình ổn giá xăng dầu đối với mặt hàng. 

(Số liệu: Bộ Công Thương, Biểu đồ: Hoàng Anh)     

Nhận định thêm về tác động của xung đột Palestine và Israel đến thị trường xăng dầu, TS. Giang Chấn Tây, Giám đốc công ty xăng dầu Bội Ngọc cho rằng tâm lý thị trường ít nhiều sẽ chịu ảnh hưởng, các nhà giao dịch thường nâng giá một số hàng hóa quan trọng.

Tuy nhiên cả Palestine và Israel đều không phải nhà sản xuất năng lượng lớn nên những xung đột này có thể ảnh hưởng đến thị trường dầu thô trong quãng ngắn, khoảng 2-3 tuần.

“Nếu giá dầu thế giới tiếp tục có xu hướng đi lên, những ảnh hưởng đến thị trường Việt Nam có thể rõ rệt hơn từ kỳ 23/10 (kỳ điều hành 21/10 trùng với cuối tuần)”, TS. Giang Chấn Tây cho biết.

Khác với xung đột Nga – Ukraine hồi tháng 2 năm ngoái, căng thẳng giữa lực lượng Hamas và Israel ít có khả năng khiến thị trường dầu mỏ chao đảo bởi Nga là một trong những “ông trùm” năng lượng thế giới, còn Palestine và Israel gần như không sản xuất, khai thác dầu.

Giá xăng bán lẻ đã có hai đợt giảm sâu liên tiếp. (Ảnh: Hoàng Anh)

Hoàng Anh

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.