|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá xăng dầu tuần tới: Triển vọng cầu tích cực hỗ trợ giá dầu

20:40 | 07/02/2021
Chia sẻ
Tuần vừa qua, giá dầu thô WTI đã tăng khoảng 9%, mức tăng lớn nhất kể từ tháng 10/2020 trong khi giá dầu Brent đi lên khoảng 6%. OPEC+ cắt giảm nguồn cung và quá trình triển khai vắc xin COVID-19 là những nhân tố tích cực với thị trường dầu thời gian tới.
Giá xăng dầu tuần tới: Triển vọng cầu tích cực hỗ trợ giá dầu - Ảnh 1.

Giá xăng dầu tuần tới: Triển vọng cầu tích cực hỗ trợ giá dầu (Nguồn: Admiral Markets)

Kết thúc phiên giao dịch thứ Sáu (5/2), giá dầu thô WTI tăng 1,1% lên 56,85 USD/thùng. Trong phiên có lúc giá dầu WTI lên đến 57,29 USD/thùng, mức cao nhất kể từ ngày 22/1/2020.

Giá dầu thô Brent tăng 0,9% lên 59,34 USD/thùng sau khi chạm mức cao nhất kể từ ngày 20/2/2020 là 59,79 USD/thùng.

Tính chung cả tuần, giá dầu thô WTI tăng khoảng 9%, mức tăng lớn nhất kể từ tháng 10/2020. Trong khi đó, giá dầu Brent tăng khoảng 6%.

Giá dầu đã tăng khoảng 1% trong phiên giao dịch ngày 5/2 sau khi chạm mức cao nhất trong một năm và tiến gần mốc 60 USD/thùng nhờ kỳ vọng vào sự phục hồi của nền kinh tế và việc OPEC+ cắt giảm sản lượng.

"Giá dầu Brent đang hướng tới mốc 60 USD khi OPEC+ loại bỏ các lo ngại về nguồn cung và sự lạc quan về dịch COVID-19 được cải thiện trên toàn cầu", ông Edward Moya, nhà phân tích thị trường cấp cao tại OANDA, New York, Mỹ, cho biết.

Ông Steve Pruett, chủ tịch kiêm giám đốc điều hành của Elevation Resources, cũng đưa ra nhận định: "Sự phục hồi của giá dầu là tiền đề cho sự phục hồi của nhu cầu toàn cầu".

Giá dầu hiện tại được củng cố bởi quy tắc của OPEC+ về việc cắt giảm nguồn cung, trong đó Saudi Arabia đã thực hiện cắt giảm thêm 1 triệu thùng dầu trong tháng 3.

Nhu cầu dầu toàn thế giới sẽ tiếp tục được cải thiện vào tháng 4 để bù đắp cho sản lượng tăng từ Saudi Arabia và có thể là từ Iraq, Libya và Nigeria".

Bên cạnh đó, việc tung vắc xin COVID-19 ra thị trường đã mang lại hy vọng về sự tăng trưởng nhu cầu, nhưng tiêu thụ dầu dự báo không thể trở lại mức trước đại dịch cho đến năm 2022.

Theo Cơ quan Thông tin Năng lượng (EIA), vào năm 2020, nhu cầu dầu thô toàn cầu giảm 9%, xuống còn 92,2 triệu thùng/ngày.

Đặc biệt trong quý II/2020, thời kỳ khó khăn nhất đối với nền kinh tế thế giới, nhu cầu dầu đã giảm trở lại mức thấp ghi nhận vào năm 2006 (khoảng 85,3 triệu thùng/ngày), theo trang OilPrice.

Trong cuộc họp Ủy ban giám sát chung cấp Bộ trưởng (JMMC) hàng tháng của OPEC+, Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak cho biết: "Khi các chương trình tiêm chủng hàng loạt được tiến hành và tình hình kinh tế vĩ mô được cải thiện, nhu cầu dầu toàn cầu sẽ hồi phục đáng kể.

Nhà phân tích Cailin Birch của Economist Intelligence Unit cho biết: "Chúng tôi kỳ vọng OPEC+ sẽ dần dần nâng sản lượng vào tháng 4, tháng 5 để phù hợp với nhu cầu gia tăng, nhưng giữ nguyên hệ thống hạn ngạch tổng thể cho đến đầu năm 2022".

Ngọc Ánh

Margin tiếp tục lập đỉnh mới, thêm hai CTCK có dư nợ vượt 20.000 tỷ đồng
Dư nợ magin ngành chứng khoán lập đỉnh mới trong 2024. Riêng Top 10 công ty chứng khoán lớn nhất ghi nhận đến 9 đơn vị vượt đỉnh cho vay trong quý cuối năm. TCBS, SSI và HSC đang là ba đơn vị đang dẫn đầu về cho vay margin.