Giá vàng tuần tới: Bước vào giai đoạn tích lũy, hưởng lợi nhờ quan điểm 'bồ câu' từ Fed
Giá vàng hôm nay 2/2: Giảm nhẹ vào cuối tuần vì dữ liệu việc làm Mỹ mạnh mẽ | |
Giá vàng hôm nay 1/2: Trong đà ghi nhận tháng tăng thứ 4 liên tiếp |
Ảnh minh họa. |
Các hợp đồng vàng giao tháng 4/2019 ở mức 1.322.30 USD/ounce, tăng hơn 1% so với ngày thứ Sáu tuần trước (25/1). Tháng 1/2019, giá vàng thế giới tăng hơn 3%, nối tiếp đà leo dốc 4% trong tháng 12/2018. Mặc dù giá vàng vẫn duy trì phần lớn đà tăng của tuần qua, nhưng thị trường đã rút khỏi mức đỉnh và một số chuyên viên phân tích lên tiếng cảnh báo đây có thể là khởi đầu của một giai đoạn tích lũy sau 2 tháng tăng giá liên tục.
Giá vàng vẫn ghi nhận đà tăng trong tuần qua ngay cả khi Bộ Lao động Mỹ cho biết nền kinh tế tạo thêm 304.000 việc làm trong tháng 1/2019. Tuy nhiên, giá kim loại quý này không thể chống đỡ trước đà tăng trưởng của lĩnh vực sản xuất chế tạo. Giá vàng rơi xuống mức thấp nhất trong phiên sau khi Viện Quản lý Nguồn cung (ISM) cho biết chỉ số PMI sản xuất công nghiệp đạt 56,6 điểm, tăng từ mức 54,1 điểm của tháng 12/2018.
Fed hỗ trợ mạnh cho giá vàng
Ole Hansen, trưởng bộ phận giao dịch hàng hóa tại Saxo Bank, cho biết thị trường vàng có thể có một đợt điều chỉnh tích cực sau đà tăng mạnh trong tháng 12/2018 và tháng 1/2019. Ông nói thêm, giá vàng có thể test ngưỡng hỗ trợ quanh 1.320 USD/ounce khi thị trường chờ đợi một yếu tố kích thích mới thổi bùng đà tăng kế tiếp của giá vàng.
Thị trường vàng có thể giảm về ngưỡng 1.300 USD/ounce và vẫn trong xu hướng tăng kỹ thuật, Hansen cho hay.
Ryan McKay, Chiến lược gia hàng hóa tại TD Securities, cho hay, sự chuyển dịch sang quan điểm “bồ câu” của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể hỗ trợ giá vàng trong ngắn hạn, nhưng nói thêm thị trường cần có thêm thông tin mới nếu muốn giá tăng cao hơn.
“Vẫn có lý do để nắm giữ vàng, nhưng thị trường vàng cần thêm những mối lo ngại mới được phản ánh trong dữ liệu”, ông cho hay. “Chúng ta cần phải thấy dữ liệu tiêu cực đẩy giá cổ phiếu đi xuống và kéo giá vàng đi lên”.
Rủi ro địa chính trị, núi nợ là những yếu tố tích cực cho giá vàng
Phillip Streible cho biết, bất ổn địa chính trị ngày càng tăng sẽ tiếp tục hỗ trợ giá vàng trong cả năm 2019.
Ông nói thêm, mặc dù Chính phủ Mỹ đã chính thức mở cửa trở lại trong ngày thứ Hai (28/1), nhưng vẫn còn có nguy cơ Chính phủ đóng cửa trở lại trong vòng chưa tới 3 tuần.
“Giá vàng giờ buộc phải chuyển trọng tâm từ chỉ theo dõi Fed sang toàn bộ các rủi ro địa chính trị”, ông cho hay. “Nếu có thêm một đợt đóng cửa Chính phủ nữa, mức độ biến động sẽ nhảy vọt, đẩy giá cổ phiếu đi xuống và có khả năng giá vàng sẽ đi lên”.
Colin Cieszynski, trưởng bộ phận chiến lược thị trường tại SIA Wealth Management, cho hay, Fed đã xong, thị trường sẽ bắt đầu tập trung vào những rủi ro tác động tới nền kinh tế toàn cầu.
“Chúng ta có thể thấy rủi ro tác động tới nền kinh tế toàn cầu đang ngày càng gia tăng và có thể đeo bám thêm một khoảng thời gian nữa”, ông cho biết. “Trong môi trường này, tôi nghĩ có khả năng giá vàng sẽ tăng cao hơn”.
Một rủi ro tài chính ngày càng nguy cơ hơn là đà tăng của nợ Chính phủ.
Trong báo cáo gần đây, Mike McGlone, chiến lược gia hàng hóa cấp cao tại Bloomberg Intelligence, cho biết nợ Chính phủ trông có vẻ không thể ngăn cản được.
“Vàng có khả năng tiếp tục thị trường giá lên kéo dài gần 2 thập kỷ qua nhờ thâm hụt ngân sách Mỹ ngày càng tăng và đồng USD đã chạm đỉnh”, ông cho hay.
Chủ tịch Fed, Jerome Powell, thậm chí nhận định về lộ trình nợ Chính phủ Mỹ, cho biết: “Trong dài hạn, ngân sách liên bang không hề bền vững và vấn đề này cần phải được giải quyết”.
Trước đó trong tuần này, Văn phòng Ngân sách Quốc hội (CBO) cho biết Mỹ được dự báo tăng nợ thêm 12 ngàn tỉ USD trong giai đoạn 2020-2029. Đà tăng của nợ là do chi tiêu nhiều hơn và tăng trưởng kinh tế chậm hơn, CBO cho biết trong báo cáo.
Xem thêm |