Giá vàng hôm nay 4/5: Vàng miếng SJC tăng 280.00 đồng/lượng
Giá vàng SJC tại các hệ thống vào lúc 8h30 sáng nay
Xem thêm: Giá vàng hôm nay 5/5
Sáng 4/5, giá vàng trong nước tiếp đà tăng tại các hệ thống kinh doanh trên toàn quốc.
Tại thời điểm khảo sát, cửa hàng vàng bạc đá quý Sài Gòn điều chỉnh giá vàng SJC tăng 100.000 đồng/lượng (mua vào) và tăng 70.000 đồng/lượng (bán ra).
Vàng miếng SJC tại tập đoàn Doji ghi nhận giá mua tăng 100.000 đồng/lượng và giá bán tăng 100.000 đồng/lượng.
Doanh nghiệp Phú Quý niêm yết giá mua vào bán ra lần lượt tăng 100.000 đồng/lượng và tăng 50.000 đồng/lượng.
Trong khi đó, giá vàng tại hệ thống PNJ chi nhánh hai miền Bắc - Nam tăng 280.000 đồng/lượng (mua vào) và tăng 200.000 đồng/lượng (bán ra).
Hiện tại, giá trần mua vào của vàng SJC đạt mốc 55,50 triệu đồng/lượng và giá trần bán ra có ngưỡng 55,84 triệu đồng/lượng.
Các loại vàng nữ trang khác cũng tiếp đà tăng theo xu hướng thị trường. Theo đó, giá vàng 24K tăng 180.000 đồng/lượng, vàng tây 18K tăng 130.000 đồng/lượng và vàng 14K tăng 100.000 đồng/lượng ở cả hai hướng mua bán so với phiên trước đó.
Giá vàng SJC | Ngày 04/05/2021 | Thay đổi (nghìn đồng/lượng) | |||
Mua vào (triệu đồng/lượng) | Bán ra (triệu đồng/lượng) | Mua vào | Bán ra | ||
Vàng miếng | SJC chi nhánh Hà Nội | 55,47 | 55,84 | +100 | +70 |
SJC chi nhánh Sài Gòn | 55,47 | 55,82 | +100 | +70 | |
Tập đoàn Doji | 55,40 | 55,80 | +150 | +100 | |
Tập đoàn Phú Quý | 55,50 | 55,80 | +100 | +50 | |
PNJ chi nhánh Hà Nội | 55,48 | 55,80 | +280 | +200 | |
PNJ chi nhánh Sài Gòn | 55,48 | 55,80 | +280 | +200 | |
Vàng nữ trang | 99.99% (vàng 24K) | 51,65 | 52,35 | +180 | +180 |
75% (vàng 18,K) | 37,42 | 39,42 | +130 | +130 | |
58,3% (vàng 14K) | 28,67 | 30,67 | +100 | +100 |
Vàng SJC tại một số hệ thống cửa hàng được khảo sát vào lúc 8h30. (Tổng hợp: Tuệ Mẫn)
Giá vàng thế giới biến động trái chiều
Trong phiên giao dịch ngày 4/5, giá vàng giao ngay giảm 0,07% xuống 1.791,7 USD/ounce vào lúc 6h55 (giờ Việt Nam), theo kitco. Trong khi đó, giá vàng giao tháng 6 tăng 0,05% lên 1.792,75 USD/ounce.
Giá vàng tăng trong phiên giao dịch ngày thứ Hai (3/5) nhờ đồng USD và lợi suất trái phiếu Mỹ suy yếu.
Sau khi giảm vào phiên trước, chỉ số USD đã phục hồi trong phiên giao dịch sáng ngày 4/5. Tại thời điểm khảo sát, chỉ số USD Index, thước đo sức mạnh của đồng bạc xanh so với các đồng tiền đối thủ trong rổ tiền tệ, tăng 0,04% lên 90,96.
Đồng USD mạnh khiến vàng trở nên đắt đỏ hơn đối với người mua bằng ngoại tệ khác.
Edward Moya, chuyên gia phân tích thị trường cấp cao của OANDA, cho biết vàng đươc thúc đẩy sau khi Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen đã trấn an lo ngại rằng kế hoạch cho cơ sở hạ tầng, việc làm và hộ gia đình của Tổng thống Joe Biden sẽ gây ra lạm pháp vì dự án này sẽ được triển khai trong hơn một thập kỷ.
"Tôi không tin lạm phát là một vấn đề, nhưng nếu nó trở thành vấn đề, chúng tôi có công cụ để giải quyết nó", bà Yellen phát biểu.
Chi tiêu tiêu dùng của Mỹ đã phục hồi trong tháng 3 khi thu nhập tăng vọt vì các hộ gia đình nhận được khoản tiền cứu trợ COVID-19 bổ sung từ chính phủ.
Vàng vật chất tại Ấn Độ được bán mức giá chiết khấu vào tuần trước, đánh dấu đợt giảm đầu tiên trong năm nay vì số ca COVID-19 tăng vọt thúc đẩy các biện pháp hạn chế nghiên ngặt khiến người mua gặp khó khi muốn mua kim loại quý, theo Reuters.
Còn theo Hiệp hội Vàng Trung Quốc, tiêu thụ vàng của quốc gia châu Á đã tăng 93,9% trong 3 tháng đầu năm so với cùng kỳ năm trước đó.
Trong khi đó, thị trường chứng khoán châu Á khởi đầu chậm chạp vào phiên đầu tuần khi kỳ nghỉ lễ ở Trung Quốc và Nhật Bản khiến khối lượng giao dịch giảm, với các nhà đầu tư đang chờ đợi dữ liệu kinh tế từ Mỹ trong tuần này.
Thứ Sáu tuần trước (30/4), Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) tại Dallas, ông Robert Kaplan đã kêu gọi bắt đầu cuộc thảo luận về việc giảm hỗ trợ của ngân hàng trung ương đối với nền kinh tế, cảnh báo về sự mất cân bằng trên thị trường tài chính và cho rằng nền kinh tế đang hồi phục nhanh hơn dự kiến.
Trên các thị trường kim loại khác, giá bạc ổn định ở mức 25,90 USD/ounce, còn giá bạch kim tăng 0,3% lên 1.202,17 USD.
Trong khi đó, giá palladium ổn định sau khi vượt ngưỡng 3.000 USD/ounce vì lo ngại về tình trạng thiếu cung trong phiên cuối tuần trước.
Giá palladium đã tăng 0,3% lên 2.944,19 USD/ounce. Cuối tuần trước, giá kim loại quý được sử dụng nhiều trong ngành công nghiệp ô tô đã lên tới 3.007,73 USD/once.