Giá vàng hôm nay 29/9: Ghi nhận giảm, tiến sát mốc 68,9 triệu đồng/lượng
Giá vàng SJC tại các hệ thống vào lúc 8h30 sáng nay
Xem thêm: Giá vàng hôm nay 30/9
Giá vàng trong nước hôm nay (29/9) ghi nhận giảm tại doanh nghiệp Phú Quý. Theo đó, chiều mua được điều chỉnh giảm 150.000 đồng/lượng và chiều mua giảm 50.000 đồng/lượng.
Cùng lúc đó, giá vàng SJC đứng yên tại Tập đoàn Doji, Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn và hệ thống PNJ cho cả hai chiều giao dịch so với cuối phiên ngày hôm qua.
Hiện tại, giá trần mua vào của vàng SJC đạt mốc 68,15 triệu đồng/lượng và giá trần bán ra có ngưỡng 68,87 triệu đồng/lượng.
Các loại vàng nữ trang khác trong sáng nay, giá vàng 24K, vàng 18K và vàng 14K đi ngang cho cả hai chiều mua - bán.
Giá vàng SJC |
Ngày 29/9/2023 |
Thay đổi (nghìn đồng/lượng) |
|||
Mua vào (triệu đồng/lượng) |
Bán ra (triệu đồng/lượng) |
Mua vào |
Bán ra |
||
Vàng miếng |
SJC chi nhánh Hà Nội |
68,15 |
68,87 |
- |
- |
SJC chi nhánh Sài Gòn |
68,15 |
68,85 |
- |
- |
|
Tập đoàn Doji |
68,05 |
68,85 |
- |
- |
|
Tập đoàn Phú Quý |
67,95 |
68,75 |
-150 |
-50 |
|
PNJ chi nhánh Hà Nội |
68,10 |
68,80 |
- |
- |
|
PNJ chi nhánh Sài Gòn |
68,10 |
68,80 |
- |
- |
|
Vàng nữ trang |
99,99% (vàng 24K) |
56,25 |
57,05 |
- |
- |
75% (vàng 18K) |
40,94 |
42,94 |
- |
- |
|
58,3% (vàng 14K) |
31,41 |
33,41 |
- |
- |
Vàng SJC tại một số hệ thống cửa hàng được khảo sát vào lúc 8h30. (Tổng hợp: Thanh Hạ)
Giá vàng thế giới phục hồi sau khi chạm đáy 6 tháng
Trong phiên giao dịch sáng ngày 29/9, giá vàng giao ngay tăng 0,11% lên 1.866,5 USD/ounce vào lúc 7h26 (giờ Việt Nam), theo Kitco. Giá vàng giao tháng 12 cũng tăng 0,28% lên 1.883,85 USD.
Giá vàng giảm xuống thấp nhất 6 tháng trong phiên giao dịch ngày thứ Năm (29/9) vì đặt cược lãi suất Mỹ cao hơn trong thời gian dài hơn làm suy yếu sức hấp dẫn của kim loại quý. Trong khi đó, tâm điểm chú ý của các nhà giao dịch chuyển sang báo cáo lạm phát để có thêm manh mối về chiến lược của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).
Vàng đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 3 ở 1.861,59 USD.
Ông Daniel Pavilonis, chiến lược gia thị trường cấp cao tại RJO Futures, cho biết lãi suất cao hơn làm giảm sức hấp dẫn của vàng với vai trò như một biện pháp phòng ngừa lạm phát và có thể đẩy giá vàng xuống 1.800 USD.
Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ lên mức cao nhất trong 16 năm, làm tăng chi phí cơ hội của việc nắm giữ vàng - vốn là tái sản có lãi suất bằng 0.
Tuy nhiên, sự suy yếu của đồng USD, khiến vàng trở nên rẻ hơn đối với người mua ở nước ngoài, đã hạn chế đà giảm hơn nữa của vàng.
Phản ứng của vàng trước dữ liệu cho thấy nền kinh tế Mỹ duy trì tốc độ tăng trưởng khá mạnh trong quý II/2023, nhưng cũng không phản ứng nhiều khi báo cáo hàng tuần cho thấy số đơn xin trợ cấp thất nghiệp ban đầu tăng thấp hơn một chút so với dự kiến.
“Vàng đã hoàn toàn bị ngó lơ. Trong bối cảnh không có dữ liệu hứa hẹn hơn của Mỹ về lạm phát và thị trường lao động, đây có thể vẫn là một môi trường khó khăn đối với vàng", Craig Erlam, nhà phân tích thị trường cấp cao tại OANDA, viết trong một ghi chú.
Hôm 27/6, Chủ tịch Fed tại Minneapolis, Neel Kashkari cho biết vẫn chưa rõ liệu ngân hàng trung ương đã hoàn tất việc tăng lãi suất hay chưa.
Tâm điểm của nhà đầu tư bây giờ chuyển sang dữ liệu về chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE), thước đo lạm phát ưa thích của Fed, dự kiến được công bố vào thứ Sáu (29/9).
“Nếu dữ liệu PCE thực sự cho kết quả nóng, điều đó sẽ tiêu cực cho kim loại vì điều đó có nghĩa là lãi suất cần phải tăng nhiều hơn”, ông Pavilonis nói thêm.
Trên các thị trường kim loại quý khác, giá bạc giao ngay giảm 0,2% xuống 22,48 USD/ounce.
Jim Wyckoff, nhà phân tích cấp cao tại Kitco Metals, viết trong một ghi chú rằng mục tiêu giảm giá tiếp theo của giá bạc là đóng cửa dưới mức hỗ trợ vững chắc ở 22 USD.
Giá bạch kim tăng 2,1% lên 905,89 USD và giá palladium tăng 3,7% lên 1.267,15 USD, theo Reuters.