Giá vàng hôm nay 28/9: Vàng SJC giảm không quá 350.000 đồng/lượng
Giá vàng SJC tại các hệ thống vào lúc 8h30 sáng nay
Giá vàng trong nước ghi nhận giảm 350.000 đồng/lượng ở chiều mua và giảm 250.000 đồng/lượng ở chiều bán tại doanh nghiệp Phú Quý.
Cùng thời điểm khảo sát, hệ thống PNJ, Tập đoàn Doji và Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn vẫn giữ nguyên giá vàng SJC không đổi cho cả hai chiều giao dịch.
Hiện, giá trần mua vào và giá trần bán ra của vàng miếng SJC lần lượt là 68,1 triệu đồng/lượng và 68,85 triệu đồng/lượng.
Vàng nữ trang SJC trong sáng hôm nay, giá vàng 24K, giá vàng 18K và giá vàng 14K đồng loạt đi ngang cho cả hai chiều mua - bán.
Giá vàng SJC |
Ngày 28/9/2023 |
Thay đổi (nghìn đồng/lượng) |
|||
Mua vào (triệu đồng/lượng) |
Bán ra (triệu đồng/lượng) |
Mua vào |
Bán ra |
||
Vàng miếng |
SJC chi nhánh Hà Nội |
68,10 |
68,82 |
- |
- |
SJC chi nhánh Sài Gòn |
68,10 |
68,80 |
- |
- |
|
Tập đoàn Doji |
68,05 |
68,85 |
- |
- |
|
Tập đoàn Phú Quý |
67,70 |
68,50 |
-350 |
-250 |
|
PNJ chi nhánh Hà Nội |
68,10 |
68,80 |
- |
- |
|
PNJ chi nhánh Sài Gòn |
68,10 |
68,80 |
- |
- |
|
Vàng nữ trang |
99,99% (vàng 24K) |
56,45 |
57,25 |
- |
- |
75% (vàng 18K) |
41,09 |
43,09 |
- |
- |
|
58,3% (vàng 14K) |
31,53 |
33,53 |
- |
- |
Vàng SJC tại một số hệ thống cửa hàng được khảo sát vào lúc 8h30. (Tổng hợp: Thanh Hạ)
Giá vàng thế giới phục hồi sau 3 phiên giảm
Trong phiên giao dịch sáng ngày 28/9, giá vàng giao ngay tăng 0,1% lên 1.877,1 USD/ounce vào lúc 7h38 (giờ Việt Nam), theo Kitco. Giá vàng giao tháng 12 cũng tăng 0,19% lên 1.894,45 USD.
Giá vàng kéo dài đà giảm sang ngày thứ ba liên tiếp trong phiên giao dịch hôm thứ Tư (27/9) vì đồng USD tăng cao với triển vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể tiếp tục tăng lãi suất, trong khi các nhà giao dịch chờ đợi thêm tín hiệu từ dữ liệu lạm phát của Mỹ trong tuần này.
Vàng kết thúc phiên ở mức thấp nhất trong hơn 6 tháng, đạt 1.874,34 USD.
Triển vọng về lãi suất cao hơn trong thời gian dài của Mỹ đã khiến các nhà đầu tư đổ xô đến đồng USD an toàn, theo đó kéo đồng bạc xanh tăng cao và khiến vàng trở nên đắt hơn đối với người mua ở nước ngoài.
Càng làm giảm nhu cầu đối với vàng, tài sản có lãi suất bằng 0, lợi suất trái phiếu chính phủ cũng neo ở gần mức cao nhất trong 16 năm.
“Chừng nào câu chuyện lãi suất duy trì cao hơn trong thời gian dài, nó sẽ tiếp tục gây áp lực lên kim loại quý. Nếu dữ liệu (lạm phát) tiếp tục mạnh hơn, đó sẽ là một yếu tố khác tiếp tục gây áp lực lên vàng”, Ryan McKay, chiến lược gia hàng hóa tại TD Securities, cho biết.
Chỉ số chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) của Mỹ, thước đo lạm phát ưa thích của Fed, sẽ được công bố vào thứ Sáu (29/9).
Tuy nhiên, nhà phân tích Soni Kumari của ANZ cho biết: “Nếu báo cáo lạm phát cho kết quả giảm, chúng ta có thể thấy một số hỗ trợ đến với vàng và kỳ vọng về việc thắt chặt chính sách tiền tệ có thể giảm đi một chút”.
Hôm 26/9, Chủ tịch Fed tại Minneapolis, Neel Kashkari cho biết nhiều khả năng nền kinh tế Mỹ sẽ hạ cánh nhẹ nhàng nhưng cũng có 40% khả năng Fed sẽ cần phải tăng lãi suất một cách “có ý nghĩa” để đánh bại lạm phát.
Thị trường vàng không ghi nhận bất kỳ áp lực bán lớn mới nào sau khi lĩnh vực sản xuất của Mỹ hoạt động mạnh hơn dự kiến vào tháng trước.
Cụ thể, Bộ Thương mại Mỹ cho biết đơn đặt hàng hàng hóa lâu bền của Mỹ đã tăng 0,2% trong tháng trước, sau khi giảm 5,6% trong tháng 7. Dữ liệu cho kết quả mạnh hơn dự kiến vì các nhà kinh tế đang kỳ vọng mức giảm 0,5%.
Mặt khác, vàng tiếp tục tìm thấy một số hỗ trợ từ nhu cầu vật chất mạnh mẽ, đặc biệt là từ các ngân hàng trung ương và ở Trung Quốc, mặc dù động lực ngắn hạn chắc chắn đến từ Fed, ông McKay của TD cho biết.
Trên các thị trường kim loại quý khác, giá bạc giảm 1,7% xuống 22,47 USD/ounce, mức thấp nhất trong hai tuần. Giá bạch kim giảm khoảng 2,2% xuống 883,94 USD và giá palladium giảm 0,3% ở mức 1.219,48 USD, theo Reuters.