|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá vàng hôm nay 23/2: Vàng SJC vừa đi ngang vừa tăng không quá 100.000 đồng/lượng

06:49 | 23/02/2022
Chia sẻ
Giá vàng hôm nay ghi nhận cả hai chiều hướng tăng và đứng yên. Trên thị trường thế giới, giá vàng tăng nhẹ, dao động dưới đỉnh 9 tháng, khi giới đầu tư chờ đợi diễn biến tiếp theo của khủng hoảng Ukraine.

Giá vàng SJC tại các hệ thống vào lúc 8h35 sáng nay

Giá vàng trong nước ngày 23/2 điều chỉnh tăng tại một số cửa hàng kinh doanh vàng bạc đá quý.

Cụ thể, hệ thống PNJ điều chỉnh giá mua và giá bán cùng tăng 100.000 đồng/lượng.

Tại doanh nghiệp Phú Quý, giá vàng SJC đi ngang (mua vào) và tăng 50.000 đồng/lượng (bán ra).

Cùng thời điểm khảo sát, Tập đoàn Doji và Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn đồng loạt đứng yên trong phiên giao dịch sáng nay. 

Hiện tại, giá trần mua vào của vàng SJC đạt mốc 63,15 triệu đồng/lượng và giá trần bán ra có ngưỡng 62,70 triệu đồng/lượng.

Các loại vàng nữ trang khác trong sáng nay, giá vàng 24K, vàng tây 18K và vàng 14K đứng yên cho cả hai chiều mua - bán.

Giá vàng SJC

Ngày 23/2/2022

Thay đổi (nghìn đồng/lượng)

Mua vào

(triệu đồng/lượng)

Bán ra

(triệu đồng/lượng)

Mua vào

Bán ra

Vàng miếng

SJC chi nhánh Hà Nội

63,00

63,62

-

-

SJC chi nhánh Sài Gòn

63,00

63,60

-

-

Tập đoàn Doji

62,95

63,65

-

-

Tập đoàn Phú Quý

63,15

63,70

-

+50

PNJ chi nhánh Hà Nội

63,10

63,70

+100

+100

PNJ chi nhánh Sài Gòn

63,10

63,70

+100

+100

Vàng nữ trang

99,99% (vàng 24K)

53,80

54,50

-

-

75% (vàng 18K)

39,03

41,03

-

-

58,3% (vàng 14K)

29,93

31,93

-

-

Vàng SJC tại một số hệ thống cửa hàng được khảo sát vào lúc 8h35. (Tổng hợp: Thanh Hạ)

Giá vàng hôm nay 23/2: Vàng SJC vừa đi ngang vừa tăng không quá 100.000 đồng/lượng - Ảnh 2.

Ảnh minh họa.

Giá vàng thế giới tăng nhẹ

Trong phiên giao dịch sáng ngày 23/2, giá vàng giao ngay tăng 0,05% lên 1.899,2 USD/ounce vào lúc 6h27 (giờ Việt Nam), theo Kitco. Giá vàng giao tháng 4 tăng 0,04% lên 1.901,2 USD. 

Giá vàng đã giảm trong phiên giao dịch ngày thứ Ba (22/2) xuống quanh mốc 1.900 USD/ounce, vì các nhà đầu tư chờ đợi diễn biến tiếp theo của cuộc khủng Ukraine. Đầu phiên có thời điểm giá lên cao nhất kể từ tháng 6/2021 ở 1.913,89 USD.

Căng thẳng giữa Nga - Ukarine leo thang khi phương Tây phản ứng trước thông báo Tổng thống Nga Putin công nhận hai nước cộng hòa tự xưng ở miền đông Ukraine và điều quân đội tới đó với mục đích là lực lượng gìn giữ hòa bình.

Đáp lại, Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết ông sẽ tung ra đợt trừng phạt đầu tiên chống lại Nga, nhằm vào các ngân hàng và nợ chính phủ của Nga.

Các chỉ số chính của Phố Wall sụt giảm do viễn cảnh phương Tây áp biện pháp trừng phạt khắc nghiệt đối với Nga vì xung đột với Ukraine khiến các nhà đầu tư căng thẳng, trong khi giá dầu chạm mức cao nhất kể từ năm 2014.

Reuters trích nguồn thạo tin cho biết chính quyền ông Biden có thể lấy đi của Nga một lượng lớn hàng hóa công nghệ thấp và công nghệ cao cũng như hàng hoá do nước ngoài sản xuất, nếu nước này tiếp tục xâm lược Ukraine. 

Theo ông David Meger, giám đốc phòng giao dịch kim loại tại High Ridge Futures, không có gì ngạc nhiên khi thấy vàng được hỗ trợ tốt trong môi trường này, dựa trên tính chất là tài sản trú ẩn an toàn truyền thống của nó.

Áp lực lạm phát đã là động lực chính giúp vàng chuyển từ xu hướng đi ngang sang tăng cao trong vài tuần qua, nhưng việc tăng lãi suất để kiểm soát lạm phát có thể không làm lu mờ xu hướng này, Meger nói thêm. 

Vàng được coi là hàng rào chống lại lạm phát và rủi ro chính trị. Nhưng việc tăng lãi suất, đặc biệt là từ phía Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), có xu hướng làm suy yếu sức hấp dẫn của vàng, vốn là tài sản không sinh lời. 

Các nhà phân tích cho rằng sự sụt giảm nhẹ của vàng là do một số hoạt động chốt lời. Nhà phân tích Ole Hansen của Ngân hàng Saxo cho biết điều này là vì rõ ràng tại thời điểm này, phần bù rủi ro khá cao được tính vào giá vàng.

Trên các thị trường kim loại khác, giá bạc giao ngay tăng 1,1% lên 24,19 USD/ounce, sau khi chạm mức cao nhất trong một tháng ở 24,35 USD vào đầu phiên. Còn giá bạch kim tăng 0,1% lên 1.075,09 USD.

Trong khi giá palladium giảm 0,8% xuống 2.368,84 USD. Đầu phiên có thời điểm giá lên mức cao nhất kể từ ngày 31/1 ở 2.433 USD.

Do căng thẳng gia tăng với (nhà sản xuất chủ chốt) Nga, thị trường xuất hiện những lo ngại về chuỗi cung ứng đối với các kim loại nhóm bạch kim, ông Meger của High Ridge cho hay. 

Tố Tố