Giá vàng hôm nay 22/2: Biến động trái chiều, mức tăng cao nhất 100.000 đồng/lượng
Giá vàng SJC tại các hệ thống vào lúc 8h40 sáng nay
Xem thêm: Giá vàng hôm nay 23/2
Giá vàng trong nước ngày 22/2 biến động trái chiều không quá 100.000 đồng/lượng tại các hệ thống kinh doanh.
Theo ghi nhận, giá vàng SJC được điều chỉnh tăng 100.000 đồng/lượng cho cả hai chiều giao dịch tại Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn.
Doanh nghiệp Phú Quý cũng điều chỉnh chiều mua và chiều bán cùng tăng thêm 50.000 đồng/lượng.
Trong khi đó, giá mua giảm 50.000 đồng/lượng còn giá bán đứng yên tại Tập đoàn Doji.
Hệ thống PNJ niêm yết vàng SJC không đổi ở chiều mua và giảm 50.000 đồng/lượng ở chiều bán.
Hiện tại, giá trần mua vào của vàng SJC đạt mốc 66,3 triệu đồng/lượng và giá trần bán ra có ngưỡng 67,12 triệu đồng/lượng.
Các loại vàng nữ trang khác trong sáng nay, giá vàng 24K, vàng tây 18K và vàng 14K đứng yên cho cả hai chiều mua - bán.
Giá vàng SJC |
Ngày 22/2/2023 |
Thay đổi (nghìn đồng/lượng) |
|||
Mua vào (triệu đồng/lượng) |
Bán ra (triệu đồng/lượng) |
Mua vào |
Bán ra |
||
Vàng miếng |
SJC chi nhánh Hà Nội |
66,30 |
67,12 |
+100 |
+100 |
SJC chi nhánh Sài Gòn |
66,30 |
67,10 |
+100 |
+100 |
|
Tập đoàn Doji |
66,20 |
67,05 |
-50 |
- |
|
Tập đoàn Phú Quý |
66,30 |
67,10 |
+50 |
+50 |
|
PNJ chi nhánh Hà Nội |
66,30 |
67,10 |
- |
-50 |
|
PNJ chi nhánh Sài Gòn |
66,30 |
67,10 |
- |
-50 |
|
Vàng nữ trang |
99,99% (vàng 24K) |
53,20 |
54,00 |
- |
- |
75% (vàng 18K) |
38,65 |
40,65 |
- |
- |
|
58,3% (vàng 14K) |
29,64 |
31,64 |
- |
- |
Vàng SJC tại một số hệ thống cửa hàng được khảo sát vào lúc 8h40. (Tổng hợp: Thanh Hạ)
Giá vàng thế giới hầu như ổn định
Trong phiên giao dịch sáng ngày 22/2, giá vàng giao ngay tăng 0,01% lên 1.834,7 USD/ounce vào lúc 7h08 (giờ Việt Nam), theo Kitco. Giá vàng giao tháng 4 không đổi ở 1.844,05 USD.
Giá vàng giảm trong phiên giao dịch ngày thứ Ba (21/2) vì đồng USD và lợi suất trái phiếu cao hơn, trong khi giới đầu tư tập trung vào dữ liệu kinh tế Mỹ, dự kiến được công bố vào cuối tuần này, để có thêm manh mối về quỹ đạo tăng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).
Chỉ số USD tăng lên gần mức cao nhất trong 6 tuần, khiến vàng trở nên đắt đỏ hơn đối với những người mua bằng các loại tiền tệ khác.
Lợi tức trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Mỹ cũng ở mức cao nhất trong hơn ba tháng, làm gia tăng áp lực trên thị trường kim loại quý.
Ông Jim Wyckoff, nhà phân tích cấp cao của Kitco Metals, cho biết đây là những lực lượng thị trường bên ngoài làm giảm giá và một số nhà đầu tư e ngại rủi ro hơn trên thị trường mà tại thời điểm này trong ngày đang tác động ngược lại với vàng và bạc.
Tâm điểm của thị trường trong tuần này sẽ là việc công bố biên bản cuộc họp tháng 1 của Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) vào thứ Tư (22/2) sau khi các chỉ số kinh tế mạnh mẽ gần đây của Mỹ làm tăng khả năng Fed sẽ tiếp tục nâng lãi suất nhiều hơn.
Những người tham gia thị trường tiền tệ nhận thấy lãi suất có thể đạt đỉnh 5,3% vào tháng 7 và ở gần mức đó trong suốt cả năm.
Lãi suất và lợi suất trái phiếu cao khiến các nhà đầu tư không muốn rót vốn vào các tài sản không sinh lãi như vàng.
Ngoài ra, dữ liệu tổng sản phẩm quốc nội của Mỹ, dự kiến được công bố vào thứ Năm (23/2), và chỉ số giá tiêu dùng (PCE) lõi dự kiến được công bố vào thứ Sáu (24/2) cũng là mối quan tâm của thị trường.
Commerzbank đã hạ ước tính của họ về giá vàng xuống còn 1.800 USD/ounce trong nửa đầu năm 2023, nhưng dự kiến sẽ tăng dần lên 1.950 USD trong nửa cuối năm, theo Reuters.
Dữ liệu hải quan Thụy Sĩ cho thấy nước này đã gửi 58,3 tấn vàng trị giá 3,3 tỷ franc Thụy Sĩ (tương đương 3,6 tỷ USD) tới Thổ Nhĩ Kỳ vào tháng 1, mức cao nhất trong bất kỳ tháng nào kể từ khi số liệu được ghi chép từ năm 2012.
Trên các thị trường kim loại khác, giá bạc tăng 0,3% lên 21,80 USD/ounce, giá bạch kim tăng 1,7% lên 942,08 USD và giá palladium tăng 0,7% lên 1.520,85 USD.