Giá vàng hôm nay 20/7: Tiếp tục tăng nhẹ
Giá vàng SJC tại các hệ thống vào lúc 8h30 sáng nay
Xem thêm: Giá vàng hôm nay 21/7
Sáng 20/7, giá vàng trong nước ghi nhận xu hướng tăng.
Cụ thể, tại cửa hàng vàng bạc đá quý Sài Gòn và tập đoàn Doji, giá vàng SJC đi ngang ở cả hai chiều mua và bán.
Tại doanh nghiệp Phú Quý, giá vàng miếng SJC điều chỉnh chiều mua tăng 50.000 đồng/lượng và chiều bán tăng 20.000 đồng/lượng.
Tại hệ thống PNJ (Bắc - Nam), vàng miếng SJC ghi nhận giá bán tăng nhẹ 50.000 đồng/lượng ở cả hai chiều giao dịch.
Hiện tại, giá trần mua vào của vàng SJC đạt mốc 56,95 triệu đồng/lượng và giá trần bán ra có ngưỡng 57,60 triệu đồng/lượng.
Các loại vàng nữ trang khác cũng điều chỉnh tăng theo xu hướng thị trường trong sáng nay. Cụ thể, giá vàng 24K tăng 150.000 đồng/lượng, vàng tây 18K tăng 110.000 đồng/lượng và vàng 14K tăng 80.000 đồng/lượng ở cả hai chiều mua bán so với phiên trước đó.
Giá vàng SJC | Ngày 20/07/2021 | Thay đổi (nghìn đồng/lượng) | |||
Mua vào (triệu đồng/lượng) | Bán ra (triệu đồng/lượng) | Mua vào | Bán ra | ||
Vàng miếng | SJC chi nhánh Hà Nội | 56,90 | 57,57 | - | - |
SJC chi nhánh Sài Gòn | 56,90 | 57,55 | - | - | |
Tập đoàn Doji | 56,85 | 57,55 | - | - | |
Tập đoàn Phú Quý | 56,95 | 57,55 | +50 | +20 | |
PNJ chi nhánh Hà Nội | 56,95 | 57,60 | +50 | +50 | |
PNJ chi nhánh Sài Gòn | 56,95 | 57,60 | +50 | +50 | |
Vàng nữ trang | 99,99% (vàng 24K) | 51,05 | 51,75 | +150 | +150 |
75% (vàng 18K) | 36,96 | 38,96 | +110 | +110 | |
58,3% (vàng 14K) | 28,32 | 30,32 | +80 | +80 |
Vàng SJC tại một số hệ thống cửa hàng được khảo sát vào lúc 8h30. (Tổng hợp: Thanh Hạ)
Giá vàng thế giới phục hồi
Trong phiên giao dịch sáng ngày 20/7, giá vàng giao ngay tăng 0,06% lên 1.813,6 USD/ounce vào lúc 7h30 (giờ Việt Nam), theo Kitco. Giá vàng giao tháng 8 tăng 0,28% lên 1.814,25 USD.
Giá vàng giảm trong phiên giao dịch ngày thứ Hai (19/7) vì đồng USD tiếp đà tăng mạnh của tuần trước, làm giảm sức hấp dẫn của kim loại quý.
Đồng USD lên cao nhất trong hơn ba tháng khiến vàng trở nên đắt đỏ hơn đối với người mua bằng ngoại tệ khác.
Tuy nhiên, đà giảm đã được kìm hãm bởi sự suy yếu của lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Mỹ, giúp giảm chi phí cơ hội của việc sở hữu tài sản không sinh lời như vàng.
Theo ông Ricardo Evangelista, một nhà phân tích cấp cao tại ActivTrades, vàng bị vướng vào cuộc chiến giằng co giữa đồng USD tăng - gây áp lực lên vàng - và sự suy yếu của nhu cầu đối với vài rủi ro - yếu tố hỗ trợ vàng.
Ngoài ra, lo ngại đang nổi lên về biến thể Delta và tác động của nó đối với tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Vì vậy, các dòng tiền trú ẩn an toàn chính cũng đang đổ vào đồng USD và trái phiếu.
Jeffrey Christian, đối tác quản lý tại CPM Group, cũng cho rằng sự sụt giảm gần đây của vàng là do nhu cầu đầu tư và trang sức suy yếu theo mùa.
Tâm lý trên các thị trường rủi ro hơn đã bị ảnh hưởng bởi lo ngại của các nhà đầu tư về sự gia tăng không ngừng các ca mắc COVID-19, khiến nhiều quốc gia châu Á phải áp đặt các biện pháp phong toả và áp lực lạm phát ngày càng tăng, theo Reuters.
Phản ánh tâm lý thị trường, lượng vàng nắm giữ tại SPDR Gold Trust, quỹ ETF vàng lớn nhất thế giới, giảm 0,6% xuống 1.028,55 tấn vào thứ Sáu tuần trước (16/7), mức thấp nhất kể từ ngày 14/5.
Trên các thị trường kim loại khác, giá bạc giảm 2,3% xuống 25,07 USD sau khi chạm mức thấp nhất kể từ ngày 13/4 ở mức 24,96 USD.
Giá bạch kim giảm 3% xuống 1.069,49 USD và giá palladium giảm 1,4% xuống 2.593,00 USD.