Giá vàng hôm nay 1/7: Vàng SJC tăng không quá 100.000 đồng/lượng cuối tuần
Giá vàng SJC tại các hệ thống vào lúc 8h35 sáng nay
Giá vàng trong nước hôm nay ngày 1/7 điều chỉnh tăng tại một số hệ thống kinh doanh.
Cụ thể, giá vàng SJC đứng yên ở chiều mua và tăng 100.000 đồng/lượng ở chiều bán tại Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn.
Giá mua và giá bán cùng tăng 50.000 đồng/lượng tại hệ thống PNJ so với cuối phiên ngày hôm qua.
Cùng thời điểm khảo sát, giá vàng đi ngang không đổi tại Tập đoàn Doji và doanh nghiệp Phú Quý.
Hiện, giá trần mua vào của vàng miếng SJC ở mốc 66,5 triệu đồng/lượng và giá trần bán ra của vàng miếng SJC ở mốc 67,07 triệu đồng/lượng.
Các loại vàng nữ trang khác trong sáng nay điều chỉnh tăng. Cụ thể, giá vàng 24K tăng 200.000 đồng/lượng, vàng tây 18K tăng 150.000 đồng/lượng và vàng 14K tăng 110.000 đồng/lượng cho cả hai chiều giao dịch.
Giá vàng SJC |
Ngày 1/7/2023 |
Thay đổi (nghìn đồng/lượng) |
|||
Mua vào (triệu đồng/lượng) |
Bán ra (triệu đồng/lượng) |
Mua vào |
Bán ra |
||
Vàng miếng |
SJC chi nhánh Hà Nội |
66,35 |
67,07 |
- |
+100 |
SJC chi nhánh Sài Gòn |
66,35 |
67,05 |
- |
+100 |
|
Tập đoàn Doji |
66,40 |
67,00 |
- |
- |
|
Tập đoàn Phú Quý |
66,45 |
67,05 |
- |
- |
|
PNJ chi nhánh Hà Nội |
66,50 |
67,00 |
+50 |
+50 |
|
PNJ chi nhánh Sài Gòn |
66,50 |
67,00 |
+50 |
+50 |
|
Vàng nữ trang |
99,99% (vàng 24K) |
55,20 |
55,90 |
+200 |
+200 |
75% (vàng 18K) |
40,08 |
42,08 |
+150 |
+150 |
|
58,3% (vàng 14K) |
30,74 |
32,74 |
+110 |
+110 |
Vàng SJC tại một số hệ thống cửa hàng được khảo sát vào lúc 8h35. (Tổng hợp: Thanh Hạ)
Giá vàng thế giới tiếp đà tăng nhẹ
Giá vàng tăng trong phiên giao dịch ngày thứ Sáu (30/6) sau dữ liệu lạm phát chậm lại trong tháng 5, nhưng xác lập quý giảm đầu tiên trong 3 quý vì triển vọng lãi suất Mỹ cao hơn trong thời gian dài hơn.
Trong phiên giao dịch sáng ngày 1/7, giá vàng giao ngay ổn định ở 1.919,8 USD/ounce vào lúc 7h26 (giờ Việt Nam), theo Kitco. Giá vàng giao tháng 8 tăng 0,52% lên 1.927,8 USD.
Vàng đã giảm 2,5% trong quý II, giảm từ mức cao 2.072 USD hồi tháng 5, do lo ngại về sức khỏe của ngành ngân hàng Mỹ, xuống dưới 1.900 USD vào thứ Năm (29/6).
Ông Daniel Pavilonis, chiến lược gia thị trường cao cấp tại RJO Futures, cho biết cuộc khủng hoảng ngân hàng đã khiến lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Mỹ giảm vì người ta cho rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ phải ngừng tăng lãi suất và tất cả đã thay đổi với lần tăng lãi suất mới nhất (gây áp lực lên vàng).
Chỉ số USD và lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm đều tăng trong quý trước, làm giảm sức hấp dẫn của vàng đối với các nhà đầu tư mua bằng các loại tiền tệ khác.
Chi tiêu của người tiêu dùng Mỹ đình trệ trong tháng 5, tăng 4,6% theo năm nhưng thấp hơn mức chi tiêu của cùng kỳ năm ngoái là 4,7%.
Trong khi đó, lạm phát giảm với tốc độ nhanh hơn, với chỉ số chi tiêu tiêu dùng cá nhân - thước đo ưa thích của Fed - tăng với tốc độ 3,8% so với cùng kỳ năm ngoái, giảm so với tốc độ 4,3% của tháng 4.
Giá vàng tăng sau khi dữ liệu kinh tế được công bố vì các nhà giao dịch đặt cược rằng Fed sẽ ít bị ràng buộc hơn trong việc tăng lãi suất vào tháng 7, theo đó giảm khả năng tăng lãi suất xuống còn 84% so với mức gần 90% trước đó, theo Reuters.
Lãi suất cao hơn giúp kéo lợi suất trái phiếu lên nhưng ngược lại làm tăng chi phí cơ hội của việc nắm giữ tài sản không mang lãi suất như vàng.
Theo ông Ole Hansen, người đứng đầu bộ phận chiến lược hàng hóa của Saxo Bank, trong ngắn hạn, khả năng Mỹ tăng lãi suất nhiều hơn kết hợp với việc tăng lãi suất thực tế của Mỹ lên hoặc gần mức cao nhất trong chu kỳ có thể tiếp tục đặt ra thách thức đối với vàng.
Trên các thị trường kim loại khác, giá bạc tăng 0,8% lên 22,73 USD/ounce.
Giá bạch kim tăng 0,6% lên 899,27 USD, nhưng xác lập mức giảm hàng tháng lớn nhất trong hai năm. Giá palladium giảm 0,1% xuống còn 1.227,79 USD và giảm quý thứ 3 liên tiếp.