Giá vàng hôm nay 13/8: Vàng SJC giữ nguyên không đổi
Giá vàng SJC tại các hệ thống vào lúc 8h30 sáng nay
Xem thêm: Giá vàng hôm nay 14/8
Giá vàng trong nước đi ngang trong phiên giao dịch sáng ngày 13/8.
Cụ thể, cửa hàng vàng bạc đá quý Sài Gòn và hệ thống PNJ chi nhánh hai miền Bắc - Nam niêm yết giá vàng SJC đồng loạt đứng yên ở cả chiều mua và chiều bán.
Tương tự, tại tập đoàn Doji và doanh nghiệp Phú Quý, vàng miếng SJC giữ nguyên không đổi ở cả hai chiều giao dịch.
Hiện tại, giá trần mua vào của vàng SJC đạt mốc 56,40 triệu đồng/lượng và giá trần bán ra có ngưỡng 57,70 triệu đồng/lượng.
Các loại vàng nữ trang khác trong sáng hôm nay, giá vàng 24K, vàng tây 18K và vàng nhẫn 14K đồng loạt đứng yên ở cả hai chiều mua vào và bán ra.
Giá vàng SJC | Ngày 13/8/2021 | Thay đổi (nghìn đồng/lượng) | |||
Mua vào (triệu đồng/lượng) | Bán ra (triệu đồng/lượng) | Mua vào | Bán ra | ||
Vàng miếng | SJC chi nhánh Hà Nội | 56,40 | 57,12 | - | - |
SJC chi nhánh Sài Gòn | 56,40 | 57,10 | - | - | |
Tập đoàn Doji | 56,15 | 57,70 | - | - | |
Tập đoàn Phú Quý | 56,40 | 57,40 | - | - | |
PNJ chi nhánh Hà Nội | 56,40 | 57,10 | - | - | |
PNJ chi nhánh Sài Gòn | 56,40 | 57,10 | - | - | |
Vàng nữ trang | 99,99% (vàng 24K) | 50,15 | 50,85 | - | - |
75% (vàng 18K) | 36,29 | 38,29 | - | - | |
58,3% (vàng 14K) | 27,80 | 29,80 | - | - |
Vàng SJC tại một số hệ thống cửa hàng được khảo sát vào lúc 8h30. (Tổng hợp: Thanh Hạ)
Giá vàng thế giới neo trên ngưỡng 1.750 USD/ounce
Giá vàng ổn định trên ngưỡng quan trọng 1.750 USD/ounce trong phiên giao dịch ngày thứ Năm (12/8) nhờ triển vọng sớm giảm thu mua tài sản của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) suy yếu, theo đó làm lu mờ tác động từ sự gia tăng của đồng USD và lợi suất trái phiếu.
Trong phiên giao dịch sáng ngày 13/8, giá vàng giao ngay giảm 0,01% xuống 1.753,5 USD/ounce vào lúc 6h55 (giờ Việt Nam), theo Kitco. Trong khi giá vàng giao tháng 12 tăng 0,16% lên 1.754,55 USD.
Vàng đã tăng 1,3% trong phiên ngày 11/8 sau khi dữ liệu cho thấy mức tăng giá tiêu dùng của Mỹ trong tháng 7 phù hợp với ước tính của các nhà kinh tế và giảm so với tháng 6.
Jim Wyckoff, nhà phân tích cấp cao tại Kitco Metals, cho biết nếu giá có thể tiếp tục đi ngang trong thời gian tới, điều đó cho thấy đợt giảm đột biến gần đây có thể là mức đáy trong ngắn hạn.
Đồng USD mạnh đã kìm hãm phần nào sự hỗ trợ đối với vàng khi ổn định gần với mức cao nhất trong hơn 4 tháng, trong khi lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm của Mỹ tăng trở lại vào hôm 12/8.
Tại thời điểm khảo sát, chỉ số USD Index, thước đo sức mạnh của đồng bạc xanh so với các đồng tiền đối thủ trong rổ tiền tệ, tăng 0,1% lên 93,015. Đồng USD mạnh khiến vàng trở nên đắt đỏ hơn đối với người mua bằng ngoại tệ khác.
Bộ lao động Mỹ cũng báo cáo rằng số đơn xin trợ cấp thất nghiệp đã giảm trong tuần trước và giá sản xuất của Mỹ tăng cao kỷ lục 7,8% trong 12 tháng tính đến tháng 7, theo Reuters.
Giới đầu tư cũng tập trung vào các kế hoạch chi tiêu của Tổng thống Mỹ Joe Biden. Hôm 11/2, Thượng viện Mỹ đã thông qua kế hoạch ngân sách trị giá 3.500 tỷ USD sau khi nghị viện thông qua dự luật cơ sở hạ tầng trị giá 1.000 tỷ USD hôm 10/8.
Trên các thị trường kim loại khác, giá bạc giảm 1,6% xuống 23,14 USD/ounce.
"Nhu cầu đầu tư của Silver dự kiến sẽ tăng trong nửa cuối năm 2021, cùng với sự gia tăng dự kiến trong nhu cầu công nghiệp, dẫn đầu bởi công suất sản xuất tấm pin mặt trời ngày càng tăng, có khả năng vượt quá 150 GW trên toàn cầu vào năm 2021", ông Michael DiRienzo, giám đốc điều hành của Silver Institute, nói.
Trong khi đó, giá bạch kim tăng 0,2% lên 1.019,30 USD và giá palladium giảm 0,2% xuống 2.631,69 USD.