|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá vàng hôm nay 10/8: Vàng SJC quay đầu giảm 100.000 đồng/lượng

06:54 | 10/08/2022
Chia sẻ
Giá vàng hôm nay điều chỉnh giảm theo xu hướng thế giới sau khi tăng vào phiên trước nhờ đồng USD yếu, trong khi giới đầu tư chờ đợi báo cáo chỉ số giá tiêu dùng của Mỹ để có thêm thông tin về con đường thắt chặt chính sách của Fed.

Giá vàng SJC tại các hệ thống vào lúc 8h45 sáng nay

Xem thêm: Giá vàng hôm nay 11/8

Giá vàng trong nước ngày 10/8 đồng loạt giảm 100.000 đồng/lượng tại các cửa hàng kinh doanh vàng bạc đá quý.

Cụ thể, tại Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn, Tập đoàn Doji và doanh nghiệp Phú Quý, giá vàng SJC được điều chỉnh giảm 100.000 đồng/lượng cho cả hai chiều giao dịch.

Cùng thời điểm khảo sát, hệ thống PNJ niêm yết vàng SJC đứng yên không đổi cho cả chiều mua lẫn chiều bán.

Hiện tại, giá trần mua vào của vàng SJC đạt mốc 66,20 triệu đồng/lượng và giá trần bán ra có ngưỡng 67,20 triệu đồng/lượng.

Các loại vàng nữ trang khác giảm trong sáng nay. Cụ thể, giá vàng 24K giảm 50.000 đồng/lượng, vàng tây 18K giảm 40.000 đồng/lượng và vàng 14K giảm 30.000 đồng/lượng cho cả hai chiều mua - bán.

Giá vàng SJC

Ngày 10/8/2022

Thay đổi (nghìn đồng/lượng)

Mua vào

(triệu đồng/lượng)

Bán ra

(triệu đồng/lượng)

Mua vào

Bán ra

Vàng miếng

SJC chi nhánh Hà Nội

66,10

67,12

-100

-100

SJC chi nhánh Sài Gòn

66,10

67,10

-100

-100

Tập đoàn Doji

66,05

67,05

-100

-100

Tập đoàn Phú Quý

66,10

67,10

-100

-100

PNJ chi nhánh Hà Nội

66,20

67,20

-

-

PNJ chi nhánh Sài Gòn

66,20

67,20

-

-

Vàng nữ trang

99,99% (vàng 24K)

52,20

52,80

-50

-50

75% (vàng 18K)

37,75

39,75

-40

-40

58,3% (vàng 14K)

28,94

30,94

-30

-30

Vàng SJC tại một số hệ thống cửa hàng được khảo sát vào lúc 8h45. (Tổng hợp: Thanh Hạ)

 Ảnh: Thanh Hạ

Giá vàng thế giới quay đầu giảm trở lại

Trong phiên giao dịch sáng ngày 10/8, giá vàng giao ngay giảm 0,01% xuống 1.793,8 USD/ounce vào lúc 6h41 (giờ Việt Nam), theo Kitco. Giá vàng giao tháng 12 cũng giảm 0,1% xuống 1.810,4 USD.

Giá vàng tăng trong phiên giao dịch ngày thứ Ba (9/8) vì đồng USD yếu, trong khi giới đầu tư chờ đợi báo cáo chỉ số giá tiêu dùng của Mỹ để có thêm thông tin về con đường thắt chặt chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).

Đồng USD giảm giúp vàng trở nên rẻ hơn đối với người mua ở thị trường nước ngoài. 

Tại thời điểm khảo sát, chỉ số USD Index, thước đo sức mạnh của đồng bạc xanh so với các đồng tiền đối thủ trong rổ tiền tệ, giảm 0,14% xuống 106,17.

Gần đây, vàng được hưởng lợi từ sự sụt giảm của đồng USD và tình hình Nga - Ukraine, trong khi tâm điểm của thị trường hiện đều hướng về dữ liệu CPI của Mỹ, ông Daniel Pavilonis, chiến lược gia thị trường cấp cao tại RJO Futures, cho hay. 

Báo cáo giá tiêu dùng tháng 7 của Mỹ sẽ được đưa ra vào sáng ngày thứ Tư (10/8) theo giờ địa phương. Kết quả một cuộc khảo sát của Fed tại New York hôm 8/8 cho thấy kỳ vọng của người tiêu dùng Mỹ về mức độ lạm phát trong 1 năm và 3 năm đã giảm mạnh vào tháng 7.

Thị trường vàng gần đây đã phải đối mặt với áp lực khi các ngân hàng trung ương khác nhau tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát gia tăng.

Kim loại quý được coi là hàng rào chống lại lạm phát và những bất ổn chính trị, nhưng lãi suất cao hơn khiến vàng kém hấp dẫn hơn.

Theo nhà phân tích Craig Erlam của OANDA, một kết quả lạm phát yếu hơn vào ngày mai, đặc biệt là lạm phát lõi, có thể là chất xúc tác (đối với giá vàng) để bứt phá lên đà tăng, trong khi một dữ liệu mạnh hơn có thể khiến 1.800 USD vượt quá tầm tay trong tương lai gần.

Trước báo cáo lạm phát, các nhà phân tích ​​kỳ vọng lạm phát hàng năm sẽ giảm xuống 8,7% từ mức 9,1% trong tháng 6, theo Reuters.

Trong khi đó, Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) có thể sẽ phải tăng lãi suất hơn nữa để giải quyết áp lực lạm phát đang gia tăng đứng trong nền kinh tế Anh, Phó thống đốc BoE Dave Ramsden cho biết.

Trên các thị trường kim loại khác, giá bạc giao ngay giảm 0,9% xuống 20,46 USD/ounce, trong khi giá bạch kim giảm 0,6% xuống 934,02 USD. Giá palladium tăng hơn 1% lên 2.255,54 USD. 

Tố Tố

Thủ tướng yêu cầu tiết kiệm chi để đầu tư phát triển
Các bộ ngành, địa phương phải nâng kỷ cương ngân sách, triệt để tiết kiệm chi, nhất là chi thường xuyên để dành nguồn cho đầu tư phát triển, an sinh, theo Thủ tướng.