|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá vàng hôm nay (10/4) vẫn neo cao kỷ lục khi vàng thế giới lập đỉnh mới

07:26 | 10/04/2024
Chia sẻ
Giá vàng miếng trong nước hôm nay giảm nhẹ sau phiên tăng dựng đứng lên mức đỉnh mới ngày hôm qua. Còn giá vàng thế giới hôm qua tiếp tục lập đỉnh kỷ lục nhờ động lực mua vào và rủi ro địa chính trị, trong khi tâm điểm thị trường chuyển hướng tới biên bản cuộc họp tháng 3 của Fed và dữ liệu lạm phát Mỹ.

Xem thêm: Giá vàng hôm nay (11/4)

Giá vàng SJC tại các hệ thống vào lúc 8h45 sáng nay

Sáng nay (10/4), giá vàng SJC giảm nhẹ trở lại tại các hệ thống cửa hàng được khảo sát vào lúc 8h45.

Cụ thể, tại Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn, vàng SJC giảm 300.000 đồng/lượng ở hai chiều mua vào - bán ra.

Tại Tập đoàn Phú Quý, vàng trong nước sáng nay giảm 200.000 đồng/lượng mỗi chiều.

Tại hệ thống PNJ, giá vàng hôm nay ổn định ở chiều mua nhưng chiều bán lại giảm 100.000 đồng/lượng.

Với Tập đoàn Doji, vàng miếng SJC cũng ghi nhận mức giảm 100.000 đồng/lượng chiều bán trong khi chiều mua tăng 1,3 triệu đồng/lượng.

Hiện tại, giá mua vào cao nhất của vàng miếng SJC đạt 82,5 triệu đồng/lượng và giá bán ra cao nhất ở mốc 84,6 triệu đồng/lượng.

Với các loại vàng nữ trang SJC tăng nhẹ trong phiên sáng nay. Cụ thể, vàng 24K tăng 100.000 đồng/lượng ở chiều bán còn chiều mua không thay đổi. Còn giá vàng 18K và 14K tăng lần lượt 80.000 đồng/lượng và 60.000 đồng/lượng ở cả hai chiều mua - bán.

Giá vàng SJC

10/04/2024

Thay đổi (nghìn đồng/lượng)

Mua vào

(triệu đồng/lượng)

Bán ra

(triệu đồng/lượng)

Mua vào

Bán ra

Vàng miếng

SJC chi nhánh Hà Nội

82,50

84,52

-300

-300

SJC chi nhánh Sài Gòn

82,50

84,50

-300

-300

Tập đoàn Doji

82,40

84,60

+1.300

-100

Tập đoàn Phú Quý

82,00

84,50

-200

-200

PNJ chi nhánh Hà Nội

81,90

84,60

-

-100

PNJ chi nhánh Sài Gòn

81,90

84,60

-

-100

Vàng nữ trang

99,99% (vàng 24K)

74,20

75,30

-

+100

75% (vàng 18K)

54,43

56,63

+80

+80

58,3% (vàng 14K)

41,85

44,05

+60

+60

Vàng SJC tại một số hệ thống cửa hàng được khảo sát vào lúc 8h45. (Tổng hợp: Du Y)

Nguồn: Du Y tổng hợp tử WiGroup.

Giá vàng thế giới lập đỉnh mới nhờ rủi ro địa chính trị

Giá vàng thế giới tiếp tục lập đỉnh kỷ lục trong phiên giao dịch ngày thứ Ba (9/4) nhờ động lực mua vào và rủi ro địa chính trị, trong khi tâm điểm thị trường chuyển hướng tới biên bản cuộc họp tháng 3 của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và dữ liệu lạm phát Mỹ.

Chốt phiên giao dịch, giá vàng giao ngay tăng 0,3% lên gần 2.347 USD/ounce sau khi lên mức cao kỷ lục mới ở 2.365 USD. Giá vàng giao tương lai cũng tăng 0,5% lên 2.362 USD. 

Trong phiên giao dịch sáng ngày 10/4, giá vàng tiếp đà tăng nhẹ. Tại thời điểm 7h10 (giờ Việt Nam), giá vàng giao ngay gần như đi ngang ở 2.354 USD/ounce, theo kitco, trong khi giá vàng giao tháng 6 tăng 0,4% lên 2.372 USD. 

Ông Phillip Streible, chiến lược gia thị trường tại Blue Line Futures ở Chicago, cho hay lực mua kỹ thuật sẽ tiếp tục hỗ trợ thị trường vàng trừ khi dữ liệu chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Mỹ cho kết quả nóng hơn nhiều so với dự kiến, trong khi báo cáo lạm phát thấp hơn dự kiến có thể kéo giá vàng lên mức 2.400 USD.

Biên bản cuộc họp chính sách của ngân hàng trung ương Mỹ và dữ liệu CPI của Mỹ đều sẽ được công bố vào thứ Tư (10/4).

Vàng được coi là hàng rào chống lại lạm phát và những bất ổn địa chính trị, nhưng lãi suất cao hơn có xu hướng làm giảm sức hấp dẫn của việc nắm giữ tài sản có lãi suất bằng 0 như kim loại quý.

“Các nguyên tắc cơ bản củng cố đà tăng hiện nay bao gồm rủi ro địa chính trị ngày càng leo thang, lực mua ổn định của ngân hàng trung ương và nhu cầu ổn định đối với đồ trang sức, vàng miếng và tiền xu”,Hội đồng Vàng Thế giới cho biết trong một báo cáo.

Dữ liệu của CME Group cho thấy thị trường đang đặt cược 53% khả năng Fed sẽ hạ lãi suất vào tháng 6.

Bất chấp quan điểm tăng giá dài hạn của mình đối với vàng, với điều kiện hiện tại, ông Fawad Razaqzada, nhà phân tích thị trường tại City Index, dự đoán sẽ có một đợt đảo chiều giá, dù là rất nhỏ. 

Trên các thị trường kim loại quý khác, giá bạc giao ngay tăng 0,5% lên 27,97 USD/ounce sau khi chạm mức cao nhất kể từ tháng 6/ 2021 vào đầu phiên.

Giá bạch kim tăng 1,3% lên 971 USD và giá palladium tăng 3% lên 1.077 USD.

“Do thiếu quy định sản xuất, chúng tôi đặc biệt lo ngại về palladium, loại vật liệu có thể sẽ tiếp tục hoạt động kém hơn bạch kim vì nhu cầu của nó ít liên quan đến ngành công nghiệp ô tô”, các nhà phân tích của BofA viết trong một ghi chú. 

Tố Tố