Giá cả leo thang, hầu hết người dân đều trên tinh thần tiết kiệm khiến nhu cầu tiêu thụ tại thị trường Mỹ và EU sụt giảm. Đơn hàng xuất khẩu thủy sản mới thấp hơn mọi năm, nhiều đơn hàng bị đề nghị hoãn giao hàng, gây áp lực nhiều doanh nghiệp thủy sản.
VASEP cho biết sang tháng 10, với mức giảm sâu 26%, xuất khẩu tôm đã bộc lộ rõ xu hướng đi xuống của thị trường nhập khẩu cũng như các bất cập của doanh nghiệp tôm nói riêng và toàn ngành thuỷ sản nói chung.
Đơn hàng từ Trung Quốc giảm mạnh do đó hầu hết nhà cung cấp bắt đầu giảm giá bán. Ngoài ra, thị trường Châu Âu và Mỹ cũng đang khó khăn do chi phí tăng cao.
Với những yếu tố không chắc chắn trong thời gian tới, một số chuyên gia trong ngành cho rằng các nước cung cấp tôm cho Mỹ như Ấn Độ, Việt Nam và Thái Lan có thể giảm sản lượng cho đến khi lượng hàng dư thừa được giải quyết.
Mặc dù xuất khẩu tôm phục hồi trong hai tháng liên tiếp, một số doanh nghiệp lo ngại về triển vọng xuất khẩu tôm trong những tháng cuối năm khi tình hình lạm phát tăng cao, hệ thống logistics quốc tế chưa thể phục hồi.
VASEP nhận định mặc dù Trung Quốc là thị trường tiêu thụ khổng lồ nhưng rất khó để cạnh tranh ở phân khúc chế biến với các nhà chế biến nội địa, do đó các doanh nghiệp cần tập trung duy trì thị phần tôm sơ chế.
Hiệp hội Thương nhân và Chế biến Thuỷ sản EU (AIPCE-CEP) dự báo tiêu thụ thuỷ sản của EU được dự báo khoảng 9,42 triệu tấn trong năm 2022, giảm 7% so với cùng kỳ năm ngoái.
Mặc dù xuất khẩu tôm tăng trưởng mạnh trong tháng 8 nhưng là do nền của năm ngoái thấp. Bên cạnh đó, ngành tôm vẫn đang đối mặt với nhiều rủi ro từ nay đến cuối năm liên quan đến tình hình thiếu nguyên liệu và nhu cầu thấp ở các thị trường lớn.
Lượng nhập khẩu tôm nước ấm của Trung Quốc tăng lên mức kỷ lục do sản lượng nội địa thấp, trong khi các thương nhân nước này đang tích cực mua hàng để phục vụ cho các dịp lễ hội mùa thu.
Nhiều người kỳ vọng rằng Trung Quốc sẽ thay thế Mỹ để trở thành thị trường tiêu thụ tôm lớn nhất của Việt Nam do vị trí địa lý gần. Kèm theo đó, Trung Quốc cũng đang dần mở cửa trở lại sau thời gian dài theo đuổi chính sách Zero COVID. Tuy nhiên, thực tế lại không như kỳ vọng khi xuất khẩu tôm sang Trung Quốc cũng giảm mạnh.
Số liệu mới nhất từ Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia (NOAA) cho biết nhập khẩu tôm của Mỹ trong tháng 7 giảm 12% so với tháng 6 xuống 67.782 tấn. Con số này cũng thấp hơn 11,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
Ở thị trường EU, cước tàu tăng lên giá “trên trời”, chi phí đầu vào sản xuất đều tăng cao trong khi tiêu thụ giảm vì suy thoái kinh tế nên Sao Ta bán hàng gần như hoà vốn. Trong khi đó, việc bán hàng tại Mỹ cũng không thể cạnh tranh vì chi phí cao và đối thủ bán hàng với giá quá rẻ.
Tháng 7, xuất khẩu tôm của Việt Nam tiếp tục đà giảm của tháng 6, đạt trên 381 triệu USD, giảm 14% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong số các thị trường chính, xuất khẩu sang Mỹ và Trung Quốc giảm lần lượt 54% và 17%.
Chứng khoán MBS dự báo lợi nhuận ngân hàng tiếp tục có sự phân hoá trong quý IV. Ba ngân hàng OCB, TPBank, VPBank được kỳ vọng tăng trưởng lợi nhuận ba chữ số trong khi 5 nhà băng có lợi nhuận giảm.