Dự kiến sản lượng hồ tiêu Việt Nam năm 2023 tăng khoảng 5% so với 2022 lên 180.000 - 185.000 tấn. Một số vùng của Đắk Nông năm ngoái bị ảnh hưởng bởi mưa sớm nên cây tiêu không kịp phân hóa mầm hoa, ảnh hưởng tới năng suất năm nay. Ngược lại, cũng có một số vùng ở ngay chính Đắk Nông cho sản lượng thu hoạch tốt hơn so với năm ngoái.
Theo Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, tháng 10, Trung Quốc mua gần 4.000 tấn hạt tiêu từ Việt Nam. Dự kiến Trung Quốc sẽ tiếp tục đẩy mạnh mua hạt tiêu để bù đắp cho lượng hàng bị thiếu hụt trong suốt thời gian thực hiện chính sách “Zero Covid” kéo dài. Điều này sẽ tác động tích cực lên giá hạt tiêu.
Một số chuyên gia cho rằng, nhiều đại lý trước đó đẩy mạnh "cắt lỗ" mặt hàng tiêu để có tiền mua cà phê khi vụ thu hoạch đang tới. Hàng tồn kho tiêu còn lại rất ít nên áp lực bán ra sẽ không còn và giá tiêu khó lòng giảm tiếp
Trong quý III, giá tiêu giảm 8 – 8,5% trong xuống còn 63.500 – 66.000 đồng/kg, mức thấp nhất kể từ tháng 3 năm ngoái. Đà giảm giá được cho là vẫn chưa dừng lại trong những ngày tháng 10.
Ông Phan Minh Thông, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Phúc Sinh dự báo giá tiêu trong thời gian tới có thể mất mốc 60.000 đồng/kg và dần tiến về mức 50.000 đồng/kg dưới áp lực của nhu cầu thấp và những bất ổn về tình hình kinh tế - chính trị trên thế giới.
Cục Xuất nhập khẩu cho biết trong tháng 8, Việt Nam đã vượt qua Indonesia, trở thành nguồn cung hạt tiêu lớn nhất cho Trung Quốc, kim ngạch xuất khẩu đạt gần 1,1 triệu USD, giảm 32% so với tháng 8/2021.
Từ đầu tháng 8 đến nay giá tiêu trong nước và thế giới liên tục giảm sâu do nhu cầu thế giới chưa có sự cải thiện, áp lực cạnh tranh gia tăng khi Brazil hạ sâu giá tiêu để thanh lý hàng vụ cũ.
Ngày 29/8, giá hạt tiêu đen tại thị trường nội địa giảm từ 5.000 – 5.500 đồng/kg (tùy từng khu vực khảo sát) so với ngày 29/7, xuống mức 66.500 – 70.0000 đồng/kg.
Trong tháng 7 và nửa đầu tháng 8 xu hướng chủ đạo của giá tiêu thế giới và trong nước vẫn tiếp tục giảm. Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC) cho rằng thị trường tiếp tục nằm trong vùng giảm giá trong quý III năm nay, khi thế giới tiếp tục đối mặt với sự suy giảm nhu cầu và thâm hụt chuyển sang tồn kho dư thừa, đồng tiền mất giá, lạm phát và nhu cầu tiêu dùng thấp
Trái ngược với tình hình xuất khẩu ảm đạm và sự trầm lắng của thị trường trong nước, 7 tháng đầu năm nay lượng tiêu nguyên liệu nhập khẩu vào Việt Nam diễn ra rất sôi động với khối lượng đạt 25.750 tấn, vượt 37,8% so với cùng kỳ năm trước.
Cục Xuất nhập khẩu cho biết theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam trong tháng 7 đạt trên 19 nghìn tấn, trị giá 80 triệu USD, giảm 21,5% về lượng và giảm 20% về trị giá so với tháng 6.
Từ cuối tháng 7 đến đầu tháng 8 giá tiêu trong nước bất ngờ tăng khá mạnh trở lại. Tuy nhiên với sự xuất hiện của hàng loạt những yếu tố kém tích cực đà tăng giá này liệu có được duy trì trong những tháng còn lại của năm nay?
Đại diện một số doanh nghiệp nhận định, giá tiêu từ nay đến cuối năm có thể tăng nhưng không quá mạnh do sức mua chậm. Mặc dù vậy, thị trường Trung Quốc đang dần mở cửa trở lại, tác động tích cực đến thị trường trong những tháng còn lại của năm 2022.
Tháng 6/2022, giá xuất khẩu bình quân hạt tiêu của Việt Nam đạt 4.134 USD/tấn – mức thấp nhất kể từ tháng 10/2021, giảm 8,2% so với tháng 5/2022, nhưng tăng 15,5% so với tháng 6/2021.