Giá tiêu hôm nay 3/10: Thị trường ổn định; cao su SHFE tiếp đà giảm
Xem thêm: Giá tiêu hôm nay 4/10
Cập nhật giá tiêu
Giá tiêu trong nước
Theo khảo sát, giá tiêu tại các tỉnh trọng điểm đi ngang trong khoảng 63.000 - 65.500 đồng/kg.
Trong đó, tỉnh Gia Lai ghi nhận mức giá thấp nhất là 63.000 đồng/kg.
Ba tỉnh Đồng Nai, Đắk Lắk và Đắk Nông cùng thu mua với mức giá chung là 64.000 đồng/kg.
Tương tự, giá tiêu hôm nay tại Bình Phước và Bà Rịa - Vũng Tàu cũng ổn định tại mức tương ứng là 64.500 đồng/kg và 65.500 đồng/kg.
Tỉnh/huyện (khu vực khảo sát) |
Giá thu mua (Đơn vị: VNĐ/kg) |
Thay đổi so với hôm qua (Đơn vị: VNĐ/kg) |
Đắk Lắk |
64.000 |
- |
Gia Lai |
63.000 |
- |
Đắk Nông |
64.000 |
- |
Bà Rịa - Vũng Tàu |
65.500 |
- |
Bình Phước |
64.500 |
- |
Đồng Nai |
64.000 |
- |
Giá tiêu thế giới
Theo cập nhật từ Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC) ngày 30/9 (theo giờ địa phương), giá tiêu thế giới so với ngày 29/9 như sau:
- Tiêu đen Lampung (Indonesia): ở mức 3.827 USD/tấn, tăng 0,1%
- Tiêu đen Brazil ASTA 570: ở mức 2.650 USD/tấn, không đổi
- Tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA: ở mức 5.900 USD/tấn, không đổi
Tên loại |
Bảng giá tiêu đen thế giới (ĐVT: USD/tấn) |
||
Ngày 29/9 |
Ngày 30/9 |
% thay đổi |
|
Tiêu đen Lampung (Indonesia) |
3.823 |
3.827 |
0,1 |
Tiêu đen Brazil ASTA 570 |
2.650 |
2.650 |
0 |
Tiêu đen Ấn Độ ASTA |
6.316 |
N/A |
N/A |
Tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA |
5.900 |
5.900 |
0 |
- Tiêu trắng Muntok: ở mức 6.219 USD/tấn, tăng 0,1%
- Tiêu trắng Malaysia ASTA: ở mức 7.600 USD/tấn, không đổi
Tên loại |
Bảng giá tiêu trắng thế giới (ĐVT: USD/tấn) |
||
Ngày 29/9 |
Ngày 30/9 |
% thay đổi |
|
Tiêu trắng Muntok |
6.213 |
6.219 |
0,1 |
Tiêu trắng Malaysia ASTA |
7.600 |
7.600 |
0 |
Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), thị trường hồ tiêu toàn cầu tiếp tục chịu áp lực do căng thẳng địa chính trị tại Đông Âu và chính sách “Zero COVID” của Trung Quốc.
Hiện, vụ thu hoạch tiêu tại Indonesia và Trung Quốc gần kết thúc. Sản lượng hạt tiêu đen của Indonesia tương đương năm 2021, nhưng sản lượng hạt tiêu trắng dự kiến thấp hơn khoảng 15%.
Trong tháng 9, vụ thu hoạch hồ tiêu ở Brazil vào cao điểm, năng suất dự kiến tương đương năm ngoái. Các nhà xuất khẩu Brazil đang đẩy mạnh bán hàng tồn để chuẩn bị cho đợt hàng vụ mới.
Thực tế vài tháng gần đây, lượng tiêu Brazil bán ra thị trường nhiều hơn với giá rẻ. Cùng với chi phí logistic hợp lý, hồ tiêu Brazil đang chiếm ưu thế trên nhiều thị trường, nhất là tại châu Mỹ.
Trong khi đó, sau một thời gian dài ngừng hoạt động, các thương nhân Trung Quốc cũng đã trở lại thu mua tại Việt Nam và Indonesia. Tuy nhiên, sức mua vẫn còn hạn chế và nhu cầu của các khu vực khác như Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) không tăng.
Trước đó, nhận định về thị trường tiêu toàn cầu trong thời gian tới, bà Firna Azura Ekaputri Hj. Marzuki, Giám đốc Điều hành của Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC), cho rằng, thị trường tiếp tục nằm trong vùng giảm giá trong quý III năm nay.
Nguyên nhân là do thế giới tiếp tục đối mặt với sự suy giảm nhu cầu và thâm hụt chuyển sang tồn kho dư thừa, đồng tiền mất giá, lạm phát và nhu cầu tiêu dùng thấp.
Đại diện của IPC cũng cho biết thêm rằng, Trung Quốc đã quay trở lại mua tiêu nhưng điều này có thể không đủ để thúc đẩy thị trường do Brazil và Indonesia đang bước vào mùa thu hoạch trong năm 2022. IPC kỳ vọng thị trường hồ tiêu sẽ ổn định và tăng lên trong tháng 11 và tháng 12 tới.
Cập nhật giá cao su
Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM), giá cao su kỳ hạn giao tháng 10/2022 đạt mức 226 yen/kg, không đổi so với phiên trước đó tại thời điểm khảo sát vào lúc 7h15 (giờ Việt Nam).
Trên Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE), giá cao su RSS3 giao kỳ hạn tháng 10/2022 được điều chỉnh xuống mức 11.905 nhân dân tệ/tấn, giảm 1,12% (tương đương 135 nhân dân tệ) so với giao dịch trước đó.
Trong 8 tháng đầu năm 2022, Campuchia đã xuất khẩu mủ cao su và gỗ với trị giá 304,385 triệu USD, giảm 6,7% so với mức 326,339 triệu USD cùng kỳ năm ngoái, The Phnom Penh Post đưa tin.
Dữ liệu từ Tổng cục Cao su (GDR) thuộc Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Campuchia cho thấy, trong đó, mủ cao su chiếm 301,294 triệu USD với sản lượng 194.014 tấn, tăng 1.453 tấn so với cùng kỳ năm trước.
Ông Him Aun, lãnh đạo GDR, cho biết, mối liên hệ với COVID-19 và những trở ngại khác đối với tăng trưởng kinh tế toàn cầu, điển hình như xung đột địa chính trị Trung - Mỹ và chiến tranh Nga - Ukraine, đã dẫn đến hoạt động yếu ớt gần đây của cao su trên thị trường quốc tế.
Tuy nhiên, ông lập luận rằng, thị trường có thể sẽ phục hồi khi du lịch quay trở lại mức trước COVID-19 và khi các cuộc khủng hoảng đang diễn ra khác có xu hướng suy yếu.
Ông nói: “Mặc dù các nhà sản xuất cao su tự nhiên không có vị thế thị trường mạnh tại thời điểm hiện tại, nhưng tôi kỳ vọng sẽ sớm phục hồi, đặc biệt là nhờ việc các nhà máy sản xuất lốp xe ô tô trong nước tăng cường thu mua trong thời gian tới”.
Tuy nhiên, ông Men Sopheak, Giám đốc điều hành của Công ty Sản xuất và Xuất khẩu Cao su Sopheak Nika Investment Agro-Industrial Plants Co Ltd, nhận xét rằng, việc thành lập các nhà máy sản xuất lốp xe ô tô trong nước gần đây vẫn chưa tạo ra sự gia tăng đáng kể về nhu cầu đối với cao su do Campuchia sản xuất, và các nhà sản xuất hầu như phụ thuộc hoàn toàn vào người mua quốc tế.
Ông đánh giá, tệ hơn nữa, giá cao su tự nhiên trên thị trường quốc tế đang dao động ở mức chỉ khoảng 1.600 USD và thị trường toàn cầu khá yếu trong hai năm qua. Song song đó, chi phí lao động tăng cao, tình trạng thiếu công nhân và những thách thức lớn khác đang gây khó khăn cho các nhà đầu tư Campuchia.
Ông nhận định: “Các vấn đề thị trường và chi phí lao động cao đang cản trở việc trồng mới và đầu tư vào sản xuất cao su”.
Mặt khác, ông Sopheak bày tỏ hy vọng rằng, một khi nền kinh tế toàn cầu ổn định trở lại, sản xuất tại các nhà máy sản xuất lốp xe địa phương sẽ hoạt động trơn tru hơn và các doanh nghiệp sẽ bắt đầu đặt hàng cao su trong nước nhiều hơn.