|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá tiêu hôm nay 4/10: Tiếp tục lặng sóng; cao su SHFE giảm hơn 1%

07:26 | 04/10/2022
Chia sẻ
Giá tiêu hôm nay (4/10) tiếp tục đi ngang trong khoảng 63.000 - 65.500 đồng/kg tại thị trường nội địa. Đối với cao su, giá kỳ hạn trên Sàn SHFE giảm hơn 1% trong phiên sáng nay.

Xem thêm: Giá tiêu hôm nay 5/10  

Cập nhật giá tiêu

Giá tiêu trong nước

Theo khảo sát, giá tiêu tiếp tục ổn định trong khoảng 63.000 - 65.500 đồng/kg tại các tỉnh trọng điểm trong nước.

Trong đó, mức giá thấp nhất là 63.000 đồng/kg được ghi nhận tại tỉnh Gia Lai.

Ba tỉnh Đồng Nai, Đắk Lắk và Đắk Nông duy trì thu mua với mức giá chung là 64.000 đồng/kg.

Tương tự, giá tiêu hôm nay tại Bình Phước và Bà Rịa - Vũng Tàu cũng lần lượt không đổi tại mức 64.500 đồng/kg và 65.500 đồng/kg.

Tỉnh/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua (Đơn vị: VNĐ/kg)

Thay đổi so với hôm qua (Đơn vị: VNĐ/kg)

Đắk Lắk

64.000

-

Gia Lai

63.000

-

Đắk Nông

64.000

-

Bà Rịa - Vũng Tàu

65.500

-

Bình Phước

64.500

-

Đồng Nai

64.000

-

Giá tiêu thế giới

Theo cập nhật từ Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC) ngày 3/10 (theo giờ địa phương), giá tiêu thế giới so với ngày 30/9 như sau:

- Tiêu đen Lampung (Indonesia): ở mức 3.812 USD/tấn, giảm 0,39%

- Tiêu đen Brazil ASTA 570: ở mức 2.650 USD/tấn, không đổi

- Tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA: ở mức 5.100 USD/tấn, giảm 15,69%

Tên loại

Bảng giá tiêu đen thế giới (ĐVT: USD/tấn)

Ngày 30/9

Ngày 3/10

% thay đổi

Tiêu đen Lampung (Indonesia)

3.827

3.812

-0,39

Tiêu đen Brazil ASTA 570

2.650

2.650

0

Tiêu đen Ấn Độ ASTA

6.303

N/A

N/A

Tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA

5.900

5.100

-15,69

- Tiêu trắng Muntok: ở mức 6.195 USD/tấn, giảm 0,39%

- Tiêu trắng Malaysia ASTA: ở mức 7.300 USD/tấn, giảm 4,11%

Tên loại

Bảng giá tiêu trắng thế giới (ĐVT: USD/tấn)

Ngày 30/9

Ngày 3/10

% thay đổi

Tiêu trắng Muntok

6.219

6.195

-0,39

Tiêu trắng Malaysia ASTA

7.600

7.300

-4,11

Trong tháng 8, xuất khẩu tiêu của Việt Nam có sự cải thiện so với cùng kỳ năm ngoái nhưng giá xuất khẩu và giá trong nước tiếp tục giảm. Thị trường được dự báo chưa thể khởi sắc trở lại trong ngắn hạn.

Theo Hiệp hội Hạt tiêu Việt Nam (VPA), nguồn cung hồ tiêu của Việt Nam năm 2022 ước đạt 280.000 – 290.000 tấn (bao gồm sản lượng 175.000 tấn; nhập khẩu 40.000 tấn và 80.000 tấn tồn kho từ năm 2021 chuyển sang).

Theo thống kê sơ bộ của VPA, trong tháng 8, Việt Nam đã nhập khẩu 2.167 tấn hồ tiêu, giảm 51,3% so với tháng trước. Tính đến hết tháng 8, Việt Nam đã nhập khẩu 27.917 tấn, tăng 44,9% (tương đương 8.645 tấn) so với cùng kỳ năm trước.

Trong đó, tiêu đen đạt 24.293 tấn, tiêu trắng đạt 3.624 tấn. Campuchia, Brazil và Indonesia tiếp tục là ba quốc gia cung cấp chủ yếu hồ tiêu cho Việt Nam với tổng lượng nhập khẩu là 24.463 tấn, chiếm 87,6%.

Theo đó, đứng đầu là Campuchia đạt 12.221 tấn - tăng 168% so với cùng kỳ năm ngoái, Brazil đạt 7.393 tấn - tăng 34,8%, Indonesia đạt 4.898 tấn - giảm 31,3%.

Ảnh: Thảo Vy

Cập nhật giá cao su

Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM), giá cao su kỳ hạn giao tháng 10/2022 đạt mức 226 yen/kg, không đổi so với phiên trước đó tại thời điểm khảo sát vào lúc 7h15 (giờ Việt Nam).

Trên Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE), giá cao su RSS3 giao kỳ hạn tháng 10/2022 được điều chỉnh xuống mức 11.905 nhân dân tệ/tấn, giảm 1,12% (tương đương 135 nhân dân tệ) so với giao dịch trước đó.

Những người khai thác cao su ở bang Kedah (Malaysia) đang cảm thấy khó khăn khi giá cao su phế liệu giảm. Trong bối cảnh này, tình hình thời tiết không thể đoán trước càng tạo thêm áp lực lên hoạt động khai thác của họ.

Một người khai thác cao su ở thị trấn Changlun, thuộc quận Kubang Pasu, cho biết, sản lượng giảm do thời tiết xấu kể từ tháng 4, cộng với giá cao su phế liệu thấp kể từ tháng 7, đã ảnh hưởng đáng kể đến nguồn sinh kế của gia đình ông.

Ông bày tỏ: “Năm nay là năm tồi tệ nhất đối với vườn cao su của tôi. Trời mưa liên tục kể từ tháng 4. Trong cả tháng 9, tôi chỉ khai thác được 8 ngày do đó sản lượng sụt giảm nghiêm trọng”.

Ông nói thêm, việc thu hoạch cao su phế liệu cần phải thực hiện ít nhất trong hai ngày liên tục, nhưng trong điều kiện thời tiết xấu, thời gian gián đoạn giữa các ngày thu hoạch lên đến 3 - 4 ngày.

Đồng thời, tệ hơn nữa là nhiều nông dân không đủ điều kiện nhận khoản Viện trợ Mùa gió mùa (BMT) vì nó chỉ dành cho những người khai thác cao su quy mô nhỏ và chủ đồn điền.

Với mức giá hiện tại, người trồng cao su chỉ có thể kiếm được khoảng 800 ringgit mỗi tháng. Số tiền này khá ít ỏi và người dân sẽ khó có thể xoay sở chi tiêu cho cuộc sống gia đình của mình.

Do đó, họ kỳ vọng chính phủ có thể tăng giá sàn của cao su phế liệu. Với mức giá sàn cố định là 3,5 - 4 ringgit/kg, họ có thể kiếm được khoảng kha khá từ 2.000 ringgit đến 3.000 ringgit mỗi tháng, theo New Straits Times.

Thảo Vy