|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá tiêu hôm nay 30/9: Tiếp tục đi ngang; cao su biến động trái chiều

07:31 | 30/09/2022
Chia sẻ
Giá tiêu hôm nay (30/9) vẫn ổn định trong khoảng 63.500 - 66.000 đồng/kg tại thị trường nội địa. Trong đó, Bà Rịa - Vũng Tàu là tỉnh có mức giá cao nhất. Trong phiên sáng nay, giá cao su kỳ hạn trên hai sàn TOCOM và SHFE tăng - giảm trái chiều dưới 1%.

Xem thêm: Giá tiêu hôm nay 1/10  

Cập nhật giá tiêu

Giá tiêu trong nước

Theo khảo sát, giá tiêu tiếp tục đi ngang tại các tỉnh trọng điểm trong nước.

Hiện tại, các địa phương đang thu mua hồ tiêu trong khoảng 63.500 - 66.000 đồng/kg.

Trong đó, tỉnh Gia Lai ghi nhận mức giá thấp nhất là 63.500 đồng/kg.

Ba tỉnh Đồng Nai, Đắk Lắk và Đắk Nông cùng có chung mức giá là 64.500 đồng/kg.

Tương tự, giá tiêu hôm nay tại Bình Phước và Bà Rịa - Vũng Tàu cũng đi ngang, tương ứng với mức 65.000 đồng/kg và 66.000 đồng/kg.

Tỉnh/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua (Đơn vị: VNĐ/kg)

Thay đổi so với hôm qua (Đơn vị: VNĐ/kg)

Đắk Lắk

64.500

-

Gia Lai

63.500

-

Đắk Nông

64.500

-

Bà Rịa - Vũng Tàu

66.000

-

Bình Phước

65.000

-

Đồng Nai

64.500

-

Giá tiêu thế giới

Theo cập nhật từ Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC) ngày 29/9 (theo giờ địa phương), giá tiêu thế giới so với ngày 28/9 như sau:

- Tiêu đen Lampung (Indonesia): ở mức 3.823 USD/tấn, giảm 0,03%

- Tiêu đen Brazil ASTA 570: ở mức 2.650 USD/tấn, không đổi

- Tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA: ở mức 5.900 USD/tấn, không đổi

Tên loại

Bảng giá tiêu đen thế giới (ĐVT: USD/tấn)

Ngày 28/9

Ngày 29/9

% thay đổi

Tiêu đen Lampung (Indonesia)

3.824

3.823

-0,03

Tiêu đen Brazil ASTA 570

2.650

2.650

0

Tiêu đen Ấn Độ ASTA

6.313

N/A

N/A

Tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA

5.900

5.900

0

- Tiêu trắng Muntok: ở mức 6.213 USD/tấn, giảm 0,03%

- Tiêu trắng Malaysia ASTA: ở mức 7.600 USD/tấn, không đổi

Tên loại

Bảng giá tiêu trắng thế giới (ĐVT: USD/tấn)

Ngày 28/9

Ngày 29/9

% thay đổi

Tiêu trắng Muntok

6.215

6.213

-0,03

Tiêu trắng Malaysia ASTA

7.600

7.600

0

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Campuchia, xuất khẩu hồ tiêu của nước này trong 7 tháng đầu năm đạt 6.991 tấn, giảm 69,04% so với mức 22.580 tấn của cùng kỳ năm ngoái.

Đáng chú ý, Việt Nam là thị trường xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất của Campuchia với thị phần chiếm đến 90,1%, ở mức 6.299 tấn.

Các thị trường tiêu thụ hàng đầu khác gồm: Đức (608 tấn), Đài Loan (21 tấn), Pháp (15,1 tấn), Malaysia (13,6 tấn), Bỉ (13,2 tấn), Cộng hòa Séc (8,2 tấn), Nhật Bản (2,9 tấn) ), Thụy Điển (2,8 tấn) và Canada (1,3 tấn). 

Trả lời Phnom Penh Post, ông Mak Ny, Chủ tịch Liên đoàn Hồ tiêu và Gia vị Campuchia (CPSF), cho biết, ngành hồ tiêu đang phải đối phó với xu hướng giảm nhu cầu tiêu dùng toàn cầu.

Điều này xuất phát từ sự lây lan kéo dài của đại dịch COVID-19, cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine kết hợp với sự không chắc chắn xung quanh tăng trưởng kinh tế thế giới.

Bên cạnh đó, xuất khẩu tiêu cũng bị kìm hãm do giá mặt hàng này giảm 10% so với cùng kỳ năm trước, khiến người nông dân do dự trong việc bán cho thương lái. Trong khi sản lượng cũng bị ảnh hưởng đáng kể do lượng mưa cao bất thường trong năm nay.

Do thiếu kho bãi và cơ sở sấy khô nội địa, cùng với chi phí đắt đỏ liên quan đến việc xuất khẩu hồ tiêu sang các thị trường xa hơn nên hồ tiêu Campuchia vẫn chủ yếu được bán sang Việt Nam.

Ông Mak Ny cho biết, CPSF đang xem xét và đánh giá liệu có khả năng vận chuyển tiêu sang các nước Trung Đông hay không.

Hiện, giá tiêu đen khô tại Campuchia được mua trực tiếp từ nông dân vào khoảng 12.000 - 13.000 riel/kg (tương đương 3 - 3,25 USD/kg), giảm so với khoảng 14.000 - 15.000 riel/kg của năm ngoái.

Ảnh: Thảo Vy

Cập nhật giá cao su

Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM), giá cao su kỳ hạn giao tháng 10/2022 đạt mức 225,2 yen/kg, tăng 0,4% (tương đương 0,9 yen/kg) tại thời điểm khảo sát vào lúc 7h20 (giờ Việt Nam).

Trên Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE), giá cao su RSS3 giao kỳ hạn tháng 10/2022 được điều chỉnh xuống mức 11.960 nhân dân tệ/tấn, giảm 0,66% (tương đương 80 nhân dân tệ) so với giao dịch trước đó.

Ông KN Raghavan, Giám đốc Điều hành Hội đồng Cao su Ấn Độ, cho biết, người trồng cao su tự nhiên nên chuyển sang sản xuất cao su dạng tấm để tận dụng tối đa lợi ích từ chương trình Khuyến khích Sản xuất Cao su.

Chính phủ Kerala phối hợp với Hội đồng Cao su thực hiện chính sách khuyến khích để đảm bảo giá tối thiểu 170 rupee/kg đối với cao su do nông dân Kerala sản xuất.

Theo đề án, những người nông dân bán sản phẩm của họ dưới dạng mủ sẽ chỉ nhận được 161 rupee sau khi trừ đi 9 rupee là phí chế biến cho mỗi kg. Như vậy, họ sẽ không thể tận dụng cơ hội này khi giá mủ cao su vẫn thấp hơn cao su tấm.

Mùa cao su đang cận kề và những người nông dân tiếp tục bán mủ có thể sẽ gặp cảnh thua lỗ. Do đó, những người nông dân có cơ sở hạ tầng cần thiết để chế biến mủ có thể chuyển sang sản xuất cao su dạng tấm.

Ông cũng kêu gọi chủ tịch các hiệp hội những người sản xuất cao su, nơi có cơ sở chế biến theo nhóm, chung tay giúp đỡ những người trồng nhỏ lẻ để tạo điều kiện cho họ chuyển đổi sản xuất và gia tăng thu nhập, theo The Hindu Business Line.

Thảo Vy