|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá tiêu hôm nay 29/9: Thị trường lặng sóng; cao su tăng dưới 0,5%

07:29 | 29/09/2022
Chia sẻ
Giá tiêu hôm nay (29/9) đồng loạt đi ngang sau khi đã giảm đồng loạt vào hôm qua. Hiện tại, thị trường trong nước đang ghi nhận khoảng giá 63.500 - 66.000 đồng/kg. Đối với cao su, giá kỳ hạn trên các sàn kỳ hạn tăng với biên độ dưới 0,5%.

Xem thêm: Giá tiêu hôm nay 30/9  

Cập nhật giá tiêu

Giá tiêu trong nước

Theo khảo sát, giá tiêu không có biến động mới so với hôm qua.

Hiện tại, các địa phương đang thu mua hồ tiêu trong khoảng 63.500 - 66.000 đồng/kg.

Trong đó, mức giá thấp nhất là 63.500 đồng/kg được ghi nhận tại tỉnh Gia Lai.

Ba tỉnh Đồng Nai, Đắk Lắk và Đắk Nông hiện thu mua với mức giá chung là 64.500 đồng/kg.

Tương tự, giá tiêu hôm nay tại Bình Phước và Bà Rịa - Vũng Tàu cũng lần lượt ổn định tại mức 65.000 đồng/kg và 66.000 đồng/kg.

Tỉnh/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua (Đơn vị: VNĐ/kg)

Thay đổi so với hôm qua (Đơn vị: VNĐ/kg)

Đắk Lắk

64.500

-

Gia Lai

63.500

-

Đắk Nông

64.500

-

Bà Rịa - Vũng Tàu

66.000

-

Bình Phước

65.000

-

Đồng Nai

64.500

-

Giá tiêu thế giới

Theo cập nhật từ Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC) ngày 28/9 (theo giờ địa phương), giá tiêu thế giới so với ngày 27/9 như sau:

- Tiêu đen Lampung (Indonesia): ở mức 3.824 USD/tấn, giảm 0,57%

- Tiêu đen Brazil ASTA 570: ở mức 2.650 USD/tấn, không đổi

- Tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA: ở mức 5.900 USD/tấn, không đổi

Tên loại

Bảng giá tiêu đen thế giới (ĐVT: USD/tấn)

Ngày 27/9

Ngày 28/9

% thay đổi

Tiêu đen Lampung (Indonesia)

3.846

3.824

-0,57

Tiêu đen Brazil ASTA 570

2.650

2.650

0

Tiêu đen Ấn Độ ASTA

6.309

N/A

N/A

Tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA

5.900

5.900

0

- Tiêu trắng Muntok: ở mức 6.215 USD/tấn, giảm 0,58%

- Tiêu trắng Malaysia ASTA: ở mức 7.600 USD/tấn, không đổi

Tên loại

Bảng giá tiêu trắng thế giới (ĐVT: USD/tấn)

Ngày 27/9

Ngày 28/9

% thay đổi

Tiêu trắng Muntok

6.251

6.215

-0,58

Tiêu trắng Malaysia ASTA

7.600

7.600

0

Trong tháng 8, những nước nhập khẩu tiêu hàng đầu của Brazil gồm có Việt Nam (1.482 tấn), Ai Cập (826 tấn), Các tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất (754 tấn) và Ấn Độ (513 tấn).

Tính đến hết tháng 8, Việt Nam đã nhập khẩu kỷ lục 10.732 tấn tiêu từ Brazil với trị giá lên đến 40,1 triệu USD, tăng gấp 2,2 lần về lượng và 3,3 lần về trị giá so với cùng kỳ.

Việt Nam đang dẫn đầu về nhập khẩu tiêu Brazil, chiếm đến 21% tổng xuất khẩu của nước này

Ngoài ra, xuất khẩu tiêu của Brazil sang Morocco và Ấn Độ cũng tăng mạnh lần lượt là 74,3% và 57,8%.

Ở chiều ngược lại, xuất khẩu hồ tiêu của Brazil sang nhiều thị trường lớn khác như Mỹ, Đức, Ai Cập, Pakistan,… lại giảm mạnh.

Sự hiện diện của vi khuẩn Salmonella trên hồ tiêu vẫn là trở ngại lớn nhất của ngành tiêu Brazil, đặc biệt là Liên minh châu Âu (EU).

Do đó, một số nguồn tin cho rằng Brazil đã xuất khẩu tiêu sang Việt Nam và Ấn Độ, các quốc gia có công nghệ khử trùng tiêu hiện đại nhất thế giới để chế biến thêm trước khi tái xuất trở lại châu Âu và các nước khác.

Ảnh: Thảo Vy

Cập nhật giá cao su

Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM), giá cao su kỳ hạn giao tháng 10/2022 đạt mức 225,2 yen/kg, tăng 0,4% (tương đương 0,9 yen/kg) tại thời điểm khảo sát vào lúc 7h25 (giờ Việt Nam).

Trên Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE), giá cao su RSS3 giao kỳ hạn tháng 10/2022 được điều chỉnh lên mức 12.055 nhân dân tệ/tấn, tăng 0,21% (tương đương 25 nhân dân tệ) so với giao dịch trước đó.

Ông Masiung Banah, Thành viên của Hội đồng Lập pháp bang Sabah (Malaysia), kêu gọi chính phủ tiểu bang và liên bang đưa ra động thái để cải thiện giá cao su phế liệu, khi giá trị của mặt hàng xuống mức thấp nhất trong lịch sử 20 năm qua.

Hiện tại, giá cao su phế liệu vẫn ở mức sàn là 2,5 ringgit/kg kể từ năm 2016 và con số này tương đương với một kg muối. Bộ Công nghiệp Trồng trọt và Hàng hóa đã không được xem xét thay đổi giá trong 7 năm qua.

Đây được coi là sự phân biệt đối xử đối với các tiểu điền cao su khi giá các loại hóa chất được sử dụng trong quá trình trồng trọt như thuốc diệt cỏ, phân bón và axit formic đã tăng gần 100%.

Ông Masiung nhấn mạnh: “Tệ hơn nữa, ngoài việc thu nhập bị thu hẹp, những người trồng cao su lại phải chịu gánh nặng từ việc chi phí sinh hoạt tăng cao”.

Chính vì vậy, ông kêu gọi các chính phủ khi chuẩn bị ngân sách 2023 hãy tăng giá cao su phế liệu lên 3,50 ringgit/kg, đồng thời mở rộng chính sách Hỗ trợ Mùa mưa (BMT) cho các chủ hộ và người khai thác cao su.

Theo ông, chính phủ cần quan tâm đến sự sụt giảm giá của cao su vì đây là mặt hàng đóng góp xuất khẩu lớn thứ 6 của đất nước. Nếu không, những người trồng cao su chắc chắn sẽ cảm thấy bị bỏ rơi và tâm lý có thể ảnh hưởng đến chính trường trước cuộc tổng tuyển cử lần thứ 15.

Chủ tịch Hội đồng Phát triển Đô thị và Nhà ở Sabah (LPPB) cho rằng, do giá cao su phế liệu giảm, nhiều tiểu chủ cao su hiện đã chuyển sang các mặt hàng nông nghiệp khác.

Nếu vấn đề này tiếp diễn, sản lượng xuất khẩu cao su của Malaysia sẽ giảm đáng kể và điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến đất nước với tư cách là nhà sản xuất cao su tự nhiên chính trên thế giới.

Để ngăn chặn việc nhiều tiểu điền cao su chuyển sang các lĩnh vực khác, chính phủ cần thực hiện một công thức mới để tăng giá sàn của mặt hàng so với mức hiện tại.

Ông Masiung cũng muốn các cơ quan liên quan như Cơ quan Phát triển Tiểu điền Công nghiệp Cao su (RISDA) và Ban Công nghiệp Cao su Sabah (LIGS) chịu trách nhiệm về sự sụt giảm của giá hàng hóa, The Borneo Post đưa tin.

Thảo Vy

Giá vé đường sắt cao tốc Bắc - Nam dự kiến bằng 75% hàng không là đắt hay rẻ?
Không phải mất thời gian di chuyển đến sân bay, chờ cất hạ cánh mà chỉ vẫn làm việc bình thường trên tàu điện nhờ có kết nối internet là lợi ích vượt trội đường sắt cao tốc. Vì vậy, giá vé đường sắt cao tốc dù cao vẫn có thể cạnh tranh được với hàng không.