Giá tiêu hôm nay 25/9: Thị trường trầm lắng, cao su tăng hơn 1%
Cập nhật giá tiêu
Giá tiêu trong nước
Xem thêm: Giá tiêu hôm nay 26/9
Theo khảo sát, giá tiêu tại các tỉnh trọng điểm trong nước đang niêm yết trong khoảng 70.000 - 72.500 đồng/kg
Theo đó, tỉnh Gia Lai và Đồng Nai lần lượt ghi nhận mức giá 70.000 đồng/kg và 70.500 đồng/kg, không có thay đổi so với phiên hôm trước.
Hồ tiêu tại hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông vẫn được thu mua với cùng mức giá là 71.000 đồng/kg.
Tương tự, giá tiêu hôm nay tại Bình Phước và Bà Rịa - Vũng Tàu cũng đi ngang tại mức tương ứng là 72.000 đồng/kg và 72.500 đồng/kg.
Tỉnh/huyện (khu vực khảo sát) |
Giá thu mua (Đơn vị: đồng/kg) |
Thay đổi so với hôm qua (Đơn vị: đồng/kg) |
Đắk Lắk |
71.000 |
- |
Gia Lai |
70.000 |
- |
Đắk Nông |
71.000 |
- |
Bà Rịa - Vũng Tàu |
72.500 |
- |
Bình Phước |
72.000 |
- |
Đồng Nai |
70.500 |
- |
Giá tiêu thế giới
Theo cập nhật từ Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC) ngày 22/9 (theo giờ địa phương), giá tiêu thế giới so với ngày 21/9 như sau:
- Tiêu đen Lampung (Indonesia): ở mức 4.309 USD/tấn, tăng 0,09%
- Tiêu đen Brazil ASTA 570: ở mức 2.950 USD/tấn, không đổi
- Tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA: ở mức 4.900 USD/tấn, không đổi
Tên loại |
Bảng giá tiêu đen thế giới (ĐVT: USD/tấn) |
||
Ngày 21/9 |
Ngày 22/9 |
% thay đổi |
|
Tiêu đen Lampung (Indonesia) |
4.305 |
4.309 |
0,09 |
Tiêu đen Brazil ASTA 570 |
2.950 |
2.950 |
0 |
Tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA |
4.900 |
4.900 |
0 |
- Tiêu trắng Muntok: ở mức 6.376 USD/tấn, tăng 0,09%
- Tiêu trắng Malaysia ASTA: ở mức 7.300 USD/tấn, không đổi
Tên loại |
Bảng giá tiêu trắng thế giới (ĐVT: USD/tấn) |
||
Ngày 21/9 |
Ngày 22/9 |
% thay đổi |
|
Tiêu trắng Muntok |
6.370 |
6.376 |
0,09 |
Tiêu trắng Malaysia ASTA |
7.300 |
7.300 |
0 |
Theo The Hindu Business Line, tình hình nhập khẩu tăng đã giữ giá tiêu đen ổn định trên thị trường Ấn Độ trong vài ngày qua, từ đó ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu thụ.
So với mức giá trong nước là 631 rupee/kg đối với hạt tiêu chưa phân loại, các thị trường tiêu thụ ở Bắc Ấn Độ được cho là đã nhận được hàng nhập khẩu với mức giá 600 - 625 rupee/kg.
Theo các thương nhân, điều này đã làm giảm đáng kể nhu cầu sản xuất tiêu trong nước từ các bang Kerala, Karnataka và Tamil Nadu.
Ông Kishore Shamji, Chủ tịch Hiệp hội Thương nhân Gia vị và Hạt tiêu Ấn Độ (IPSTA), cho biết, nhập khẩu hạt tiêu trong tháng 8/2023 đang ở mức cao hơn, khoảng 3.800 tấn.
Cộng đồng nông dân tại Ấn Độ đã cáo buộc rằng hạt tiêu Việt Nam đang thâm nhập thị trường nội địa với giá 3.000 - 3.500 USD, thấp hơn so với mức giá 8.025 USD của hạt tiêu Ấn Độ.
Theo ông Kishore Shamji, nhu cầu hạt tiêu trong nước đang tăng lên do các nhà sản xuất gia vị masala tăng cường thu mua trước mùa lễ hội.
Trong khi đó, Liên minh Thương nhân, Người trồng Hồ tiêu và Gia vị Ấn Độ khu vực Kerala đã đệ trình một bản ghi nhớ lên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nhằm tìm kiếm các biện pháp để tăng sản lượng hạt tiêu trong nước.
Hiện tại, sản lượng tiêu Ấn Độ đứng ở mức 65.000 tấn trong khi tiêu thụ ở mức 85.000 tấn, dẫn đến việc thị trường nội địa phải phụ thuộc vào nhập khẩu.
Theo đó, Liên minh muốn Ủy ban nhấn mạnh với Bộ Nông nghiệp về sự cần thiết của việc hỗ trợ hoạt động trồng tiêu tại cơ sở để tăng sản lượng trong nước.
Dự kiến sản lượng hạt tiêu năm 2024 của thị trường Ấn Độ có thể đạt khoảng 50.000 tấn do thiếu mưa và điều này có khả năng sẽ thúc đẩy nhập khẩu hạt tiêu vào quốc gia này nhiều hơn.
Ngoài ra, hoạt động mua hàng đầu cơ trong thời gian gần đây đã đẩy giá tiêu lên những tầm cao mới, nhưng không mang lại bất kỳ tin vui nào cho cộng đồng nông dân do thiếu mùa màng.
Cập nhật giá cao su
Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM), giá cao su kỳ hạn giao tháng 9/2023 đạt mức 237,7 yen/kg, tăng 1,35% (tương đương 3,2 yen/kg) tại thời điểm khảo sát vào lúc 6h00 (giờ Việt Nam).
Trên Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE), giá cao su RSS3 giao kỳ hạn tháng 10/2023 được điều chỉnh lên mức 12.820 nhân dân tệ/tấn, tăng 0,27% (tương đương 35 nhân dân tệ) so với giao dịch trước đó.
Theo số liệu thống kê từ Cơ quan Thống kê châu Âu, trong 6 tháng đầu năm 2023, EU nhập khẩu cao su (HS 4001, 4002, 4003, 4005) từ các thị trường ngoài khối đạt 1,1 triệu tấn, trị giá 2,42 tỷ EUR (tương đương 2,59 tỷ USD), giảm 21,2% về lượng và giảm 24% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.
Trong các nguồn cung ngoài khối thì Thái Lan, Bờ Biển Ngà, Indonesia, Mỹ, Hàn Quốc là 5 thị trường lớn nhất cung cấp cao su cho EU.
Trong 6 tháng đầu năm 2023, EU nhập khẩu cao su từ thị trường Thái Lan đạt 145,29 nghìn tấn, trị giá 272,32 triệu EUR (tương đương 291,39 triệu USD), giảm 32,9% về lượng và giảm 43,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.
Tiếp theo là Bờ Biển Ngà đạt 142,19 nghìn tấn, trị giá 212,67 triệu EUR (tương đương 227,55 triệu USD), giảm 7,5% về lượng và giảm 20,3% về trị giá.
Indonesia đứng thứ ba với 131,5 nghìn tấn, trị giá 253,55 triệu EUR (tương đương 271,3 triệu USD), giảm 10,9% về lượng và giảm 18,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.
Việt Nam là thị trường ngoài khối cung cấp cao su lớn thứ 12 cho EU trong 6 tháng đầu năm 2023, đạt 33,64 nghìn tấn, trị giá 48,18 triệu EUR (tương đương 51,56 triệu USD), giảm 19,5% về lượng và giảm 40,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.
Thị phần cao su Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu cao su của EU từ thị trường ngoài khối chiếm 3,04%, tăng nhẹ so với mức 2,98% của cùng kỳ năm 2022, theo báo cáo mới nhất của Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương).