|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá tiêu hôm nay 15/12: Tiếp đà giảm 500 đồng/kg, cao su giảm nhẹ

07:26 | 15/12/2022
Chia sẻ
Giá tiêu hôm nay (15/12) duy trì đà đi xuống với mức giảm 500 đồng/kg so với hôm qua. Theo ghi nhận, giá thu mua trong nước hiện dao động trong khoảng 58.000 - 60.500 đồng/kg. Đối với cao su, giá kỳ hạn giảm nhẹ dưới 1% trong phiên sáng nay.

Xem thêm: Giá tiêu hôm nay 16/12

Cập nhật giá tiêu

Giá tiêu trong nước

Theo khảo sát, giá tiêu tiếp tục giảm 500 đồng/kg tại thị trường nội địa.

Cụ thể, tỉnh Gia Lai giảm 500 đồng/kg so với hôm qua, ghi nhận mức 58.000 đồng/kg.

Hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông điều chỉnh giá thu mua về mức 59.000 đồng/kg, giảm 500 đồng/kg.

Tương tự, giá tiêu hôm nay tại Bình Phước và Bà Rịa - Vũng Tàu cùng giảm 500 đồng/kg, lần lượt xuống mức 59.500 đồng/kg và 60.500 đồng/kg.

Riêng Đồng Nai vẫn giữ nguyên giá thu mua tại mức 58.000 đồng/kg trong hôm nay.

Tỉnh/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua (Đơn vị: VNĐ/kg)

Thay đổi so với hôm qua (Đơn vị: VNĐ/kg)

Đắk Lắk

59.000

-500

Gia Lai

58.000

-500

Đắk Nông

59.000

-500

Bà Rịa - Vũng Tàu

60.500

-500

Bình Phước

59.500

-500

Đồng Nai

58.000

0

Giá tiêu thế giới

Theo cập nhật từ Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC) ngày 14/12 (theo giờ địa phương), giá tiêu thế giới so với ngày 13/12 như sau:

- Tiêu đen Lampung (Indonesia): ở mức 3.805 USD/tấn, tăng 0,26%

- Tiêu đen Brazil ASTA 570: ở mức 2.500 USD/tấn, không đổi

- Tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA: ở mức 4.900 USD/tấn, không đổi

Tên loại

Bảng giá tiêu đen thế giới (ĐVT: USD/tấn)

Ngày 13/12

Ngày 14/12

% thay đổi

Tiêu đen Lampung (Indonesia)

3.795

3.805

0,26

Tiêu đen Brazil ASTA 570

2.500

2.500

0

Tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA

4.900

4.900

0

- Tiêu trắng Muntok: ở mức 5.922 USD/tấn, tăng 0,25%

- Tiêu trắng Malaysia ASTA: ở mức 7.300 USD/tấn, không đổi

Tên loại

Bảng giá tiêu trắng thế giới (ĐVT: USD/tấn)

Ngày 13/12

Ngày 14/12

% thay đổi

Tiêu trắng Muntok

5.907

5.922

0,25

Tiêu trắng Malaysia ASTA

7.300

7.300

0

Bộ Nông nghiệp Campuchia báo cáo rằng, xuất khẩu hạt tiêu của quốc gia này tính đến ngày 31/10 năm nay đạt 7.704,25 tấn, giảm đến 72,12% so với mức 27.633,77 tấn trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 10 năm 2021.

Trong đó, Việt Nam là quốc gia thu mua phần lớn hồ tiêu của Campuchia với mức sản lượng 6.645,78 tấn, tương đương 86,26%, The Phnom Penh Post đưa tin.

Ông Chan Sophal, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chính sách (CPS), cho biết, sau khi có hiệu lực, việc xuất khẩu trực tiếp tiêu sang Trung Quốc sẽ chấm dứt hiệu quả sự phụ thuộc của Campuchia vào Việt Nam hoặc các nước lân cận khác trong việc đưa hạt tiêu sang thị trường Trung Quốc.

Ông nhấn mạnh: “Với việc hiệp định này được ký kết, tôi hy vọng rằng việc xuất khẩu hạt tiêu chính thức sang Trung Quốc sẽ sớm diễn ra”. Ông nói thêm rằng Bắc Kinh đã dành “ít nhất hai hoặc ba năm” để nghiên cứu các chi tiết của hiệp định này.

Ảnh: Thảo Vy

Cập nhật giá cao su

Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM), giá cao su kỳ hạn giao tháng 12/2022 đạt mức 222,8 yen/kg, giảm 0,58% (tương đương 1,3 yen/kg) tại thời điểm khảo sát vào lúc 7h20 (giờ Việt Nam).

Trên Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE), giá cao su RSS3 giao kỳ hạn tháng 1/2023 được điều chỉnh xuống mức 13.130 nhân dân tệ/tấn, giảm 0,3% (tương đương 40 nhân dân tệ) so với giao dịch trước đó.

Theo Cục Thống kê Malaysia, sản lượng cao su tự nhiên của Malaysia đã giảm 10,3% xuống 31.795 tấn trong tháng 10/2022 từ mức 35.460 tấn vào tháng 9/2022; giảm 26,3% so với mức 43.127 tấn vào tháng 10/2021.

Ông Mohd Uzir Mahidin, Trưởng Bộ phận Thống kê, cho biết, các hộ sản xuất nhỏ đóng góp 87,8% sản lượng trong khi lĩnh vực bất động sản chiếm 12,2%.

Tổng dự trữ cao su thiên nhiên giảm 0,3% xuống 198.122 tấn trong tháng 10/2022 từ mức 198.706 tấn của tháng 9/2022. Trong đó, các nhà máy chế biến cao su chiếm 90,8%, tiếp theo là các nhà máy tiêu thụ cao su (9,1%) và các cơ sở cao su (0,1%).

Ông cho biết, xuất khẩu cao su tự nhiên của Malaysia đạt 41.548 tấn vào tháng 10/2022, giảm 23,8% so với mức 54.542 tấn vào tháng 9/2022.

Trung Quốc vẫn là thị trường chính cho cao su tự nhiên xuất khẩu của Malaysia, chiếm 56,2% tổng kim ngạch xuất khẩu trong tháng 10/2022, tiếp theo là Đức (8,2%), Brazil (3,3%), Phần Lan (3,2%) và Iran (3,0%).

Ông nhấn mạnh: “Kết quả xuất khẩu này có sự đóng góp của các sản phẩm làm từ cao su thiên nhiên, điển hình như găng tay, lốp xe, săm, chỉ cao su và bao cao su”.

“Găng tay là mặt hàng xuất khẩu chính trong số các sản phẩm làm từ cao su với trị giá 1,1 tỷ RM vào tháng 10/2022, giảm 13,2% so với mức 1,3 tỷ RM vào tháng 9/2022,” ông nói thêm.

Giá trung bình hàng tháng cho thấy, cao su cô đặc ghi nhận mức giảm 2,2% xuống 466,42 sen/kg vào tháng 10/2022 từ mức 476,76 sen/kg của tháng trước, trong khi cao su phế liệu tăng 1,2% lên 471,29 sen/kg từ mức 465,86 sen/kg.

Giá của tất cả các loại cao su tiêu chuẩn của Malaysia giảm từ 0,6% đến 2,1%, The Star đưa tin.

Thảo Vy

Đại biểu đề nghị lùi thời gian tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu thêm một năm
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng nên ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vào năm tới nhưng thời gian áp dụng thì lùi lại một năm để cả người tiêu dùng và doanh nghiệp có thời gian chuyển đổi hành vi, chuyển đổi sản xuất.