|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá tiêu hôm nay 12/12: Thị trường chững giá, cao su TOCOM giảm nhẹ dưới 0,5%

07:02 | 12/12/2022
Chia sẻ
Giá tiêu hôm nay (12/12) đồng loạt đi ngang trong khoảng 59.000 - 62.000 đồng/kg, với mức cao nhất được ghi nhận tại Bà Rịa - Vũng Tàu. Trong phiên sáng nay, giá cao su kỳ hạn trên Sàn TOCOM giảm không quá 0,5%.

Xem thêm: Giá tiêu hôm nay 13/12

Cập nhật giá tiêu

Giá tiêu trong nước

Theo khảo sát, giá tiêu ổn định trong khoảng 59.000 - 62.000 đồng/kg tại các tỉnh trọng điểm.

Trong đó, hai tỉnh Đồng Nai và Gia Lai lần lượt có mức giá là 59.000 đồng/kg và 59.500 đồng/kg.

Hồ tiêu tại hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông hiện đang được thu mua với chung mức giá là 60.500 đồng/kg.

Tương tự, giá tiêu hôm nay tại Bình Phước và Bà Rịa - Vũng Tàu cũng đi ngang, tương ứng tại mức 61.000 đồng/kg và 62.000 đồng/kg.

Tỉnh/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua (Đơn vị: VNĐ/kg)

Thay đổi so với hôm qua (Đơn vị: VNĐ/kg)

Đắk Lắk

60.500

-

Gia Lai

59.500

-

Đắk Nông

60.500

-

Bà Rịa - Vũng Tàu

62.000

-

Bình Phước

61.000

-

Đồng Nai

59.000

-

 

Giá tiêu thế giới

Theo cập nhật từ Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC) ngày 9/12 (theo giờ địa phương), giá tiêu thế giới so với ngày 8/12 như sau:

- Tiêu đen Lampung (Indonesia): ở mức 3.813 USD/tấn, tăng 0,24%

- Tiêu đen Brazil ASTA 570: ở mức 2.625 USD/tấn, không đổi

- Tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA: ở mức 4.900 USD/tấn, không đổi

Tên loại

Bảng giá tiêu đen thế giới (ĐVT: USD/tấn)

Ngày 8/12

Ngày 9/12

% thay đổi

Tiêu đen Lampung (Indonesia)

3.804

3.813

0,24

Tiêu đen Brazil ASTA 570

2.625

2.625

0

Tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA

4.900

4.900

0

- Tiêu trắng Muntok: ở mức 6.006 USD/tấn, tăng 0,23%

- Tiêu trắng Malaysia ASTA: ở mức 7.300 USD/tấn, không đổi

Tên loại

Bảng giá tiêu trắng thế giới (ĐVT: USD/tấn)

Ngày 8/12

Ngày 9/12

% thay đổi

Tiêu trắng Muntok

5.992

6.006

0,23

Tiêu trắng Malaysia ASTA

7.300

7.300

0

Theo Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC), tác động của đại dịch COVID-19 đã giảm bớt trong thời gian gần đây nhưng thế giới đang phải đối mặt với nguy cơ của một cuộc suy thoái toàn cầu vào năm 2023.

Trong bối cảnh đó, thách thức đặt ra cho tất cả các các loại hàng hóa, bao gồm cả hồ tiêu. 

Cũng theo IPC, nguồn cung toàn cầu dự kiến ở mức tốt khi Brazil ghi nhận vụ thu hoạch kỷ lục và hàng dự trữ cuối năm ở mức cao có thể gây áp lực giảm giá tiêu.

Thị trường cũng đang hướng đến vụ mùa năm 2023, do đó theo quan điểm của IPC hãy bán và mua theo từng đợt thay vì đầu cơ quá mức. Đồng thời, tăng cường quảng bá ở những thị trường tiềm năng khác, nhằm bù đắp lượng hàng tồn kho dư thừa do Trung Quốc gây ra.

Tuy vậy, có nhiều hy vọng rằng Trung Quốc sẽ dỡ bỏ các biện pháp kiểm soát dịch bệnh và bắt đầu mua tiêu. Trung Quốc là một trong những nước tiêu thụ tiêu lớn nhất thế giới và những động thái của nước này sẽ tác động lên giá tiêu toàn cầu.

Ảnh: Thảo Vy

Cập nhật giá cao su

Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM), giá cao su kỳ hạn giao tháng 12/2022 đạt mức 219,6 yen/kg, giảm 0,41% (tương đương 0,9 yen/kg) tại thời điểm khảo sát vào lúc 7h (giờ Việt Nam).

Trên Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE), giá cao su RSS3 giao kỳ hạn tháng 1/2023 được điều chỉnh lên mức 13.205 nhân dân tệ/tấn, tăng 0,04% (tương đương 5 nhân dân tệ) so với giao dịch trước đó.

Các ngành sản xuất sản phẩm từ cao su đang tìm kiếm sự thúc đẩy nhu cầu do cao su tổng hợp rẻ hơn và giá cao su tự nhiên giảm đã giúp hạ giá thành sản xuất, theo trang Money Control.

Trong khi lĩnh vực lốp xe - ngành tiêu thụ cao su lớn nhất, đang phải đối mặt với nhu cầu yếu, thì các phân khúc khác đang chứng kiến ​​sự phục hồi nhanh chóng trong các hoạt động.

Giá cao su tổng hợp, vốn tăng mạnh khi đại dịch COVID-19 lan rộng và xung đột Nga - Ukraine bùng nổ, hiện đã giảm.

Ông N Rajagopal, Giám đốc điều hành của Ceyenar Chemicals, cho biết: “Sau khi tăng tới 80%, giá cao su tổng hợp hiện đã trở nên rẻ hơn do nhu cầu yếu trên toàn thế giới”.

Mặc dù sản xuất cao su tổng hợp của Ấn Độ đã tăng lên trong thời gian gần đây, song quốc gia này vẫn nhập khẩu một số loại.

Sản xuất cao su tổng hợp của Ấn Độ chủ yếu giới hạn ở styren butadien (SBR), poly butadien (BR) và một số lượng cao su butyl.

Trong khi đó, một số loại khác, chẳng hạn như cao su ethylene propylene diene (EPDM), cao su polychloroprene và silicon, được nhập khẩu hoàn toàn.

Ông Shashi Kumar Singh, Phó Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp Cao su Toàn Ấn Độ (AIRIA), cho biết: “Tiêu thụ cao su tổng hợp trên toàn cầu đã sụt giảm từ đó cải thiện sự sẵn có của các loại cao su tổng hợp, kéo giá giảm và giúp Ấn Độ nhập khẩu dễ dàng hơn”.

Thảo Vy