|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá tiêu hôm nay 13/12: Tiếp tục ổn định, cao su giảm hơn 1%

06:45 | 13/12/2022
Chia sẻ
Giá tiêu hôm nay (13/12) duy trì đi ngang tại thị trường nội địa. Hiện tại, các tỉnh trọng điểm trong nước đang thu mua hồ tiêu trong khoảng 59.000 - 62.000 đồng/kg. Đối với cao su, giá kỳ hạn đồng loạt giảm hơn 1% trong phiên sáng nay.

Xem thêm: Giá tiêu hôm nay 14/12

Cập nhật giá tiêu

Giá tiêu trong nước

Theo khảo sát, giá tiêu tiếp tục chững lại trong khoảng 59.000 - 62.000 đồng/kg tại thị trường trong nước.

Trong đó, mức giá thấp nhất là 59.000 đồng/kg được ghi nhận tại tỉnh Đồng Nai. Nhỉnh hơn là Gia Lai với mức 59.500 đồng/kg.

Hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông duy trì thu mua hồ tiêu với chung mức giá là 60.500 đồng/kg.

Tương tự, giá tiêu hôm nay tại Bình Phước và Bà Rịa - Vũng Tàu cũng lần lượt ổn định tại mức 61.000 đồng/kg và 62.000 đồng/kg.

Tỉnh/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua (Đơn vị: VNĐ/kg)

Thay đổi so với hôm qua (Đơn vị: VNĐ/kg)

Đắk Lắk

60.500

-

Gia Lai

59.500

-

Đắk Nông

60.500

-

Bà Rịa - Vũng Tàu

62.000

-

Bình Phước

61.000

-

Đồng Nai

59.000

-

Giá tiêu thế giới

Theo cập nhật từ Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC) ngày 12/12 (theo giờ địa phương), giá tiêu thế giới so với ngày 9/12 như sau:

 

- Tiêu đen Lampung (Indonesia): ở mức 3.800 USD/tấn, giảm 0,34%

- Tiêu đen Brazil ASTA 570: ở mức 2.625 USD/tấn, không đổi

- Tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA: ở mức 4.900 USD/tấn, không đổi

Tên loại

Bảng giá tiêu đen thế giới (ĐVT: USD/tấn)

Ngày 9/12

Ngày 12/12

% thay đổi

Tiêu đen Lampung (Indonesia)

3.813

3.800

-0,34

Tiêu đen Brazil ASTA 570

2.625

2.625

0

Tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA

4.900

4.900

0

- Tiêu trắng Muntok: ở mức 5.914 USD/tấn, giảm 1,56%

- Tiêu trắng Malaysia ASTA: ở mức 7.300 USD/tấn, không đổi

Tên loại

Bảng giá tiêu trắng thế giới (ĐVT: USD/tấn)

Ngày 9/12

Ngày 12/12

% thay đổi

Tiêu trắng Muntok

6.006

5.914

-1,56

Tiêu trắng Malaysia ASTA

7.300

7.300

0

Theo Đại sứ quán Bắc Kinh tại Phnom Penh, Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GACC) đã cho phép việc nhập khẩu hạt tiêu Campuchia sang bờ biển Trung Quốc và công bố các yêu cầu kiểm dịch thực vật thích hợp vào ngày 21/11.

Động thái này được đưa ra chỉ sau vài tuần khi “Nghị định thư về các yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với việc xuất khẩu hạt tiêu từ Campuchia sang Trung Quốc” được ký tại Cung điện Hòa bình vào ngày 9/11 bởi Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Dith Tina và người đứng đầu GACC Yu Jianhua tại một buổi lễ do Thủ tướng Hun Sen chủ trì.

Đưa ra thông báo trong một tuyên bố ngày 22/11, Đại sứ quán Trung Quốc xác nhận rằng, việc nhập khẩu hạt tiêu của Campuchia đã được cho phép, với điều kiện là các lô hàng đáp ứng các yêu cầu đã nêu, viện dẫn “các luật và quy định có liên quan” của Trung Quốc và của Bộ Nông nghiệp Campuchia.

Tiến trình hướng tới việc xuất khẩu chính thức loại gia vị thơm, cay được trồng tại địa phương sang Trung Quốc đã được cộng đồng địa phương hưởng ứng nhiệt liệt.

Trong đó, phấn khởi nhất là những nông dân trồng tiêu Kampot - giống tiêu được đánh giá cao nhất của Campuchia, được trồng ở tỉnh ven biển cùng tên và là giống duy nhất được bảo hộ theo chỉ dẫn địa lý quốc gia (GI), The Phnom Penh Post đưa tin.

Ảnh: Thảo Vy

Cập nhật giá cao su

Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM), giá cao su kỳ hạn giao tháng 12/2022 đạt mức 222,1 yen/kg, giảm 1,29% (tương đương 2,9 yen/kg) tại thời điểm khảo sát vào lúc 6h40 (giờ Việt Nam).

Trên Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE), giá cao su RSS3 giao kỳ hạn tháng 1/2023 được điều chỉnh lên mức 12.930 nhân dân tệ/tấn, giảm 1,45% (tương đương 190 nhân dân tệ) so với giao dịch trước đó.

Vào cuối năm ngoái, khi nhu cầu tăng lên do đại dịch COVID-19 lắng xuống, ngành sản xuất sản phẩm cao su Ấn Độ lại gặp khó khăn về hậu cần do nguồn cung container và tàu biển hạn chế cũng như giá cước vận tải leo thang, theo trang Money Control.

Điều này đã dẫn đến sự gia tăng chóng mặt của giá cao su tổng hợp. Tuy nhiên, giá cước vận tải đã giảm và sự sẵn có của tàu và container đã được cải thiện đáng kể.

Ông Shashi Kumar Singh, Phó Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp Cao su Toàn Ấn Độ (AIRIA), cho biết: “Nhìn chung, tình hình ở Ấn Độ đối với ngành cao su ngoài lốp xe tốt hơn nhiều - mặc dù gặp khó khăn về vốn”.

Ông nói thêm: “Trong khi các thành phần cao su có thuế GST là 18%, vẫn có khiếu nại về việc một số công ty tính phí 28% cho những thành phần được sử dụng trong các bộ phận ô tô. Chính vì vậy, chúng tôi đã yêu cầu thực hiện mức thuế GST thống nhất là 18%”.

Trong các phân khúc ngoài lốp xe, rất nhiều thành phần dựa trên cao su tổng hợp, chẳng hạn như phớt chặn dầu, thiết bị ép đùn và đúc, được sử dụng làm phụ tùng ô tô. Ngành giày dép và dược phẩm là hai ngành chính khác sử dụng cao su tổng hợp.

Ông Rajiv Budhraja, Tổng Giám đốc Hiệp hội Các nhà Sản xuất lốp ô tô, cho biết: “Doanh số bán lốp xe của nhà sản xuất thiết bị gốc (OEM) yếu và phân khúc lốp thay thế cho xe thương mại cũng không hoạt động tốt, có thể là do có quá nhiều ngày lễ”.

Vì vậy, ngành săm lốp đã không tận dụng được việc giá cao su tổng hợp sụt giảm. Mặc dù quý II và quý III của năm tài chính 2023 có thể vẫn ở mức thấp hơn, nhưng ông Budhraja kỳ vọng doanh số bán hàng sẽ cải thiện vào quý trước.

Ông nói: “Vào thời điểm đó, hàng tồn kho chi phí cao hiện tại sẽ cạn kiệt và chúng tôi sẽ có thể sản xuất lốp xe với nguyên liệu thô rẻ hơn”.

Ấn Độ hiện sản xuất khoảng 65% nhu cầu cao su tổng hợp của mình và phần còn lại được đáp ứng bằng nhập khẩu, nhưng mức tiêu thụ đang nhanh chóng vượt xa nguồn cung.

Trong năm tài chính 2021 - 2022, sản lượng cao su tổng hợp ở Ấn Độ đạt 485.165 tấn, tăng 13% so với năm trước. Mặt khác, tiêu thụ tăng 17%, đạt 723.145 tấn. Tình hình ngày càng trở nên tồi tệ hơn trong vài tháng đầu năm tài chính 2023.

Theo dữ liệu của Ủy ban Cao su, sản lượng cao su tổng hợp đã giảm khoảng 5% xuống còn 155.645 tấn từ tháng 4 đến tháng 7 năm nay so với cùng kỳ năm trước. Đồng thời, tiêu thụ cao su tổng hợp trong nước tăng hơn 10% trong giai đoạn này lên 263.780 tấn.

 

Thảo Vy