Giá tiêu hôm nay 11/11: Thị trường ổn định; cao su SHFE giảm hơn 0,5%
Xem thêm: Giá tiêu hôm nay 12/11
Cập nhật giá tiêu
Giá tiêu trong nước
Theo khảo sát, giá tiêu hôm nay tiếp tục ổn định. Hiện tại, thị trường nội địa đang ghi nhận khoảng giá 58.500 - 62.000 đồng/kg.
Trong đó, hai tỉnh Gia Lai và Đồng Nai có mức giá lần lượt là 58.500 đồng/kg và 59.000 đồng/kg.
Nhỉnh hơn là hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông với chung mức giá thu mua là 60.000 đồng/kg.
Tương tự, giá tiêu hôm nay tại Bình Phước và Bà Rịa - Vũng Tàu cũng ổn định tại mức tương ứng là 61.000 đồng/kg và 62.000 đồng/kg.
Tỉnh/huyện (khu vực khảo sát) |
Giá thu mua (Đơn vị: VNĐ/kg) |
Thay đổi so với hôm qua (Đơn vị: VNĐ/kg) |
Đắk Lắk |
60.000 |
- |
Gia Lai |
58.500 |
- |
Đắk Nông |
60.000 |
- |
Bà Rịa - Vũng Tàu |
62.000 |
- |
Bình Phước |
61.000 |
- |
Đồng Nai |
59.000 |
- |
Giá tiêu thế giới
Theo cập nhật từ Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC) ngày 10/11 (theo giờ địa phương), giá tiêu thế giới so với ngày 9/11 như sau:
- Tiêu đen Lampung (Indonesia): ở mức 3.640 USD/tấn, giảm 0,3%
- Tiêu đen Brazil ASTA 570: ở mức 2.575 USD/tấn, không đổi
- Tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA: ở mức 5.100 USD/tấn, không đổi
Tên loại |
Bảng giá tiêu đen thế giới (ĐVT: USD/tấn) |
||
Ngày 9/11 |
Ngày 10/11 |
% thay đổi |
|
Tiêu đen Lampung (Indonesia) |
3.651 |
3.640 |
-0,3 |
Tiêu đen Brazil ASTA 570 |
2.575 |
2.575 |
0 |
Tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA |
5.100 |
5.100 |
0 |
- Tiêu trắng Muntok: ở mức 5.891 USD/tấn, giảm 0,31%
- Tiêu trắng Malaysia ASTA: ở mức 7.300 USD/tấn, không đổi
Tên loại |
Bảng giá tiêu trắng thế giới (ĐVT: USD/tấn) |
||
Ngày 9/11 |
Ngày 10/11 |
% thay đổi |
|
Tiêu trắng Muntok |
5.909 |
5.891 |
-0,31 |
Tiêu trắng Malaysia ASTA |
7.300 |
7.300 |
0 |
Ngày 9/11, tại thành phố Buôn Ma Thuột, Tổ chức Sáng kiến Thương mại Bền vững (IDH) phối hợp với Cục Bảo vệ thực vật - Bộ Nông nghiệp & PTNT, Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, và Hiệp hội Gia vị Châu Âu tổ chức Hội nghị “Cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp Việt Nam hội nhập thị trường gia vị châu Âu”, theo Cổng Thông tin Điện tử tỉnh Đắk Lắk.
Hội nghị là một hoạt động bên lề trong khuôn khổ Hội nghị Quốc tế ngành Hồ tiêu Việt Nam VIPO 2022 và Chương trình hành động Nhóm đối tác công tư ngành hàng hồ tiêu (PPP Taskforce) với sự hỗ trợ của Dự án “Thúc đẩy sản xuất và thương mại bền vững hồ tiêu Việt Nam” do Liên minh Châu Âu (EU) tài trợ, thời gian thực hiện là 2021 - 2023 tại ba tỉnh Tây Nguyên: Đắk Lắk, Đắk Nông và Gia Lai.
Ông Nguyễn Quý Dương, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật đại diện Nhóm Đối tác công tư ngành hàng hồ tiêu, chia sẻ: “Trước những xu hướng và đòi hỏi ngày càng khắt khe của thị trường toàn cầu, ngành hàng hồ tiêu Việt Nam cần có giải pháp tổng thể mang tính chiến lược để từng bước chuyển đổi theo xu hướng sản xuất bền vững theo hướng sinh thái”.
“Theo đó, rất cần sự vào cuộc mạnh mẽ và đồng hành của khối công, khối tư và hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế để xây dựng chiến lược phát triển hồ tiêu bền vững trong bối cảnh mới, tăng cường thực hành sản xuất và canh tác hồ tiêu bền vững, đảm bảo trách nhiệm xã hội nhằm nâng cao giá trị hồ tiêu Việt Nam trên thị trường quốc tế”.
Cập nhật giá cao su
Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM), giá cao su kỳ hạn giao tháng 11/2022 đạt mức 213 yen/kg, không thay đổi so với phiên trước tại thời điểm khảo sát vào lúc 7h30 (giờ Việt Nam).
Trên Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE), giá cao su RSS3 giao kỳ hạn tháng 11/2022 được điều chỉnh lên mức 11.510 nhân dân tệ/tấn, giảm 0,56% (tương đương 65 nhân dân tệ) so với giao dịch trước đó.
Trong 4 - 5 tuần tới, giá cao su tự nhiên có thể sẽ giảm hơn nữa tại các thị trường chủ chốt của bang Kerala (Ấn Độ), bao gồm Kochi, Kottayam và Ernakulam.
Các chuyên gia trong ngành cho biết, nguyên nhân của sự sụt giảm về giá là do nhu cầu thấp hơn từ các nhà sản xuất lốp xe và những người mua số lượng lớn khác trong nước.
Theo dự đoán, giá cao su trong tháng 11 sẽ dao động trong khoảng 141 - 154 rupee/kg trong tháng 11 với xu hướng giảm, thấp hơn so với khoảng 148,5 - 155,0 rupee/kg được ghi nhận trong tháng 10.
Các hạn chế nghiêm ngặt kéo dài do Trung Quốc áp đặt để hạn chế số ca nhiễm COVID-19 có thể tiếp tục ảnh hưởng đến nhu cầu toàn cầu đối với mặt hàng này, từ đó tác động đến giá cả, vì Trung Quốc chiếm 42% nhu cầu cao su toàn cầu.
Sự gia tăng hàng tồn kho tại các nhà kho được sàn giao dịch công nhận cũng ảnh hưởng đến giá cao su trên thị trường toàn cầu.
Kể từ ngày 2/9, dự trữ cao su tự nhiên tại các kho hàng được Sở giao dịch tương lai Thượng Hải công nhận đã tăng 10,6%, tương đương 30.365 tấn, lên 317.247 tấn vào ngày 4/11. Cùng lúc, tồn kho có bảo đảm tăng 13,1%, tương đương 34.440 tấn, lên 296.710 tấn trong cùng kỳ.
Tương tự, dự trữ cao su tự nhiên tại các kho đăng ký của Sở giao dịch hàng hóa Tokyo kể từ ngày 2/9 đã tăng 210 tấn lên 4.308 tấn vào ngày 20/10, theo trang Informist Media.