|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá tiêu hôm nay 12/11: Tiếp tục chững giá; cao su TOCOM giảm hơn 1,5%

07:37 | 12/11/2022
Chia sẻ
Giá tiêu hôm nay (12/11) vẫn ổn định trong khoảng 58.500 - 62.000 đồng/kg. Trong đó, mức giá thấp nhất được ghi nhận tại tỉnh Gia Lai. Đối với cao su, giá kỳ hạn trên Sàn TOCOM giảm hơn 1,5% trong phiên sáng nay.

Xem thêm: Giá tiêu hôm nay 13/11  

Cập nhật giá tiêu

Giá tiêu trong nước

Theo khảo sát, giá tiêu duy trì không đổi so với hôm qua.

Hiện tại, các tỉnh trọng điểm trong nước đang ghi nhận khoảng giá 58.500 - 62.000 đồng/kg.

Trong đó, mức giá thấp nhất là 58.500 đồng/kg được ghi nhận tại tỉnh Gia Lai. Tiếp đó là Đồng Nai với mức giá 59.000 đồng/kg.

Hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông tiếp tục thu mua hồ tiêu với mức giá chung là 60.000 đồng/kg.

Tương tự, giá tiêu hôm nay tại Bình Phước và Bà Rịa - Vũng Tàu cũng lần lượt đi ngang tại mức 61.000 đồng/kg và 62.000 đồng/kg.

Tỉnh/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua (Đơn vị: VNĐ/kg)

Thay đổi so với hôm qua (Đơn vị: VNĐ/kg)

Đắk Lắk

60.000

-

Gia Lai

58.500

-

Đắk Nông

60.000

-

Bà Rịa - Vũng Tàu

62.000

-

Bình Phước

61.000

-

Đồng Nai

59.000

-

 

Giá tiêu thế giới

Theo cập nhật từ Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC) ngày 11/11 (theo giờ địa phương), giá tiêu thế giới so với ngày 10/11 như sau:

- Tiêu đen Lampung (Indonesia): ở mức 3.689 USD/tấn, tăng 1,33%

- Tiêu đen Brazil ASTA 570: ở mức 2.575 USD/tấn, không đổi

- Tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA: ở mức 5.100 USD/tấn, không đổi

Tên loại

Bảng giá tiêu đen thế giới (ĐVT: USD/tấn)

Ngày 10/11

Ngày 11/11

% thay đổi

Tiêu đen Lampung (Indonesia)

3.640

3.689

1,33

Tiêu đen Brazil ASTA 570

2.575

2.575

0

Tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA

5.100

5.100

0

- Tiêu trắng Muntok: ở mức 5.971 USD/tấn, tăng 1,34%

- Tiêu trắng Malaysia ASTA: ở mức 7.300 USD/tấn, không đổi

Tên loại

Bảng giá tiêu trắng thế giới (ĐVT: USD/tấn)

Ngày 10/11

Ngày 11/11

% thay đổi

Tiêu trắng Muntok

5.891

5.971

1,34

Tiêu trắng Malaysia ASTA

7.300

7.300

0

Tại hội nghị “Cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp Việt Nam hội nhập thị trường gia vị châu Âu” vào ngày 9/11, ông Huỳnh Tiến Dũng, Giám đốc Quốc gia của Tổ chức Sáng kiến Thương mại Bền vững (IDH), đã có những chia sẻ về vấn đề liên quan đến hồ tiêu.

Ông nói: “Trong bối cảnh quốc tế mới thì xu hướng về các đòi hỏi của thị trường đối với hồ tiêu Việt Nam có thể có những cập nhật thay đổi, đặc biệt chất lượng, an toàn thực phẩm, trách nhiệm môi trường và xã hội”.

“Việt Nam cần có cơ chế nắm bắt kịp thời những xu hướng mới của thị trường và có những có những định hướng chiến lược phù hợp nhằm phản ứng kịp thời với đòi hỏi mới này”.

IDH thay mặt tổ hợp tác công tư ngành hàng hồ tiêu đã, đang và sẽ tiếp tục kết nối và duy trì kênh liên lạc thường xuyên với Hiệp hội gia vị châu Âu, Hiệp hội gia vị Mỹ để cập nhật kịp thời thông tin mới của thị trường.

Đồng thời, IDH cũng tăng cường huy động và tìm kiếm sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, các nhà tài trợ để xây dựng và thực hiện các dự án hỗ trợ phát triển bền vững ngành hồ tiêu Việt Nam trong thời gian tới, theo Cổng Thông tin Điện tử tỉnh Đắk Lắk.

Ảnh: Thảo Vy

Cập nhật giá cao su

Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM), giá cao su kỳ hạn giao tháng 11/2022 đạt mức 209,5 yen/kg, giảm 1,67% (tương đương 3,5 yen/kg) tại thời điểm khảo sát vào lúc 7h30 (giờ Việt Nam).

Trên Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE), giá cao su RSS3 giao kỳ hạn tháng 11/2022 được điều chỉnh xuống mức 11.550 nhân dân tệ/tấn, giảm 0,17% (tương đương 20 nhân dân tệ) so với giao dịch trước đó.

Trong tháng 9/2022, sản lượng cao su tự nhiên của Malaysia giảm 5,9% so với tháng trước đó xuống còn 35.460 tấn. Theo Cục Thống kê Malaysia (DoSM), so với cùng kỳ năm trước, sản lượng đã giảm 13,9%.

Trong một tuyên bố vào ngày 10/11, DoSM cho biết, phân khúc tiểu điền đóng góp chính vào sản xuất với 87,9%, trong khi phân khúc đồn điền đóng góp 12,1%.

Tổng kho dự trữ cao su đạt 198.659 tấn trong tháng 9, giảm 5,7% từ 210.768 tấn trong tháng 8, với các nhà máy chế biến cao su nắm giữ 90,7% lượng dự trữ, tiếp theo là các nhà máy tiêu thụ cao su (9,2%) và đồn điền cao su (0,1%).

Trong khi đó, xuất khẩu cao su non của Malaysia trong tháng 9 đạt 54.542 tấn, giảm 9,4% so với 60.170 tấn trong tháng 8. Trung Quốc vẫn là thị trường chính, chiếm 46,5% tổng lượng xuất hàng trong tháng 9, tiếp theo là Đức (6,1% %), Brazil (4,0%), Iran (3,8%) và Mỹ (3,1%).

Đồng thời, giá mủ cô đặc trung bình hàng tháng trong tháng 9 cũng giảm 7,4% xuống 476,76 sen/kg từ mức 514,73 sen/kg vào tháng 8/2022.

Đối với cao su phế liệu, DoSM cho biết, giá trung bình đã giảm 12,6% xuống 465,86 sen/kg trong tháng 9 từ mức 533,29 sen/kg trong tháng trước.

Tính chung trong quý III năm 2022, sản lượng cao su tự nhiên của Malaysia đã giảm 16,4% so với cùng kỳ xuống còn 110.969 tấn, the trang The Sun.

Thảo Vy