Thị trường tiêu những tháng cuối năm chững lại sau thời gian bùng nổ vừa qua. Tuy nhiên, giới chuyên gia dự báo giá tiêu tháng đầu năm 2022 có thể tăng trở lại và trở nên hấp dẫn hơn.
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dự báo giá hạt tiêu có khả năng sẽ tăng trở lại sau khi giới đầu cơ ngưng bán hàng ra và các đại lý cũng bán hàng cầm chừng.
Theo giới chuyên gia trong ngành, việc giá tiêu chưa thể vượt 90.000 đồng/kg là bởi áp lực bán ra chốt lời của giới đầu cơ và nông dân đang còn hàng để có tiền trang trải nợ nần và phân bón.
Giá tiêu trong nước được dự đoán có thể chạm mốc 100.000 đồng/kg bởi nhu cầu thị trường tiêu thụ đang cao trong khi nguồn cung trong nước đang khan hiếm. Vậy hiện hàng đang nằm trong tay ai?
Đại diện hiệp hội tiêu Chư Sê cho biết giá tiêu đang dần tốt lên và khả năng đến cuối năm giá sẽ đạt từ 90.000 – 100.000 đồng/kg. Nhưng nông dân thì trong cảnh "vườn không nhà trống", doanh nghiệp khó xuất khẩu, vậy ai là người hưởng lợi nhất trong đợt tăng giá vừa qua?
Cục Xuất nhập khẩu cho biết doanh nghiệp đã bắt đầu thu mua trở lại để chuẩn bị nguồn hàng để giao cho đối tác nước ngoài. Do đó, dự báo xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam trong thời gian tới sẽ khả quan hơn.
Nhu cầu thế giới vẫn cao, giá tiêu có thể trụ vững ở mức 80.000 đồng/kg đến cuối năm. Giá tiêu khó có thể tăng đột biến như trước đây do yếu tố cung - cầu và chi phí logistics cao kìm hãm xuất khẩu.
Mặc dù giá tiêu xuất khẩu tiêu đạt đỉnh gần 4 năm nhưng kim ngạch xuất khẩu tiêu của Việt Nam giảm mạnh tới hơn 30%. Nguyên nhân là doanh nghiệp đang chật vật trước làn sóng COVID-19 lần thứ 4 và giá cước vận tải tăng phi mã.
Theo ước tính của Cục Xuất nhập khẩu, giá xuất khẩu bình quân hạt tiêu của Việt Nam trong tháng 8 đạt 3.736 USD/tấn – mức cao nhất kể từ tháng 1/2018, tăng 3,4% so với tháng 7 và tăng mạnh 49% so với tháng 8/2020.
Cục Xuất nhập khẩu dự báo giá hạt tiêu thế giới tiếp tục xu hướng tăng trong thời gian tới. Diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 ảnh hưởng đến việc thu hoạch, chế biến khó khăn dẫn đến nguồn cung bị gián đoạn.
Mặc dù hiện tại thị trường đang có những tín hiệu tác động tích cực lên cả giá tiêu trong nước và xuất khẩu nhưng lực cản lớn vẫn đến từ chi phí logistics tăng quá cao. Hiệp hội Hồ tiêu cho rằng với tình hình cước tăng cao như hiện nay ngành hàng hồ tiêu sẽ mất khách hàng về tay đối thủ.
Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA) cho rằng việc tăng giá cước phi mã, không có chiều hướng giảm thế này khiến các doanh nghiệp bị giảm dần và chắc chắn không thể trụ được thêm và nhiều doanh nghiệp đứng trước nguy cơ phải phá sản, giải thể.
Chứng khoán MBS dự báo lợi nhuận ngân hàng tiếp tục có sự phân hoá trong quý IV. Ba ngân hàng OCB, TPBank, VPBank được kỳ vọng tăng trưởng lợi nhuận ba chữ số trong khi 5 nhà băng có lợi nhuận giảm.