|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá thép xây dựng hôm nay 30/11: Giảm nhẹ trong phiên giao dịch đầu tuần

10:32 | 30/11/2020
Chia sẻ
Giá thép hôm nay giảm xuống mức 3.927 nhân dân tệ/tấn trên Sàn giao dịch Thượng Hải. Khả năng cạnh tranh của Ấn Độ trên thị trường thép quốc tế đang bị hạn chế bởi nhiều nguyên nhân, trong đó có việc không tham gia Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP).

Giá thép hôm nay giảm nhẹ

Xem thêm: Giá thép xây dựng hôm nay 1/12

Giá thép hôm nay giao tháng 1/2021 trên Sàn giao dịch Thượng Hải giảm 1 nhân dân tệ xuống mốc 3.927 nhân dân tệ/tấn tại thời điểm khảo sát vào lúc 9h30 (giờ Việt Nam).

Tên loại

Kì hạn

Ngày 30/11

Chênh lệch so với ngày hôm qua

Giá thép

Giao tháng 1/2021

3.927

-1

Giá đồng

Giao tháng 1/2021

57.450

+1.840

Giá kẽm

Giao tháng 1/2021

21.565

+630

Giá niken

Giao tháng 2/2021

123.510

+1.900

Giá bạc

Giao tháng 2/2021

4.727

-187

Bảng giá giao dịch tương lai của một số kim loại trên sàn Thượng Hải (Đơn vị: nhân dân tệ/tấn). Tổng hợp: Thảo Vy

Hiệp hội Sắt thép Trung Quốc (CISA) cho biết, sản lượng thép thô của Trung Quốc đã tăng 5,5% so với cùng kì năm trước, đạt mức 874 triệu tấn trong 10 tháng đầu năm.

Giá thép xây dựng hôm nay 30/11: Giảm nhẹ trong phiên giao dịch đầu tuần - Ảnh 2.

Biểu đồ quặng sắt tại sàn giao dịch Thượng Hải (Nguồn: Shfe)

Do đó, CISA dự đoán sản lượng thép thô hàng năm của Trung Quốc sẽ vượt qua mốc 1 tỉ tấn trong năm nay, cho thấy mức tăng từ 3-5% so với cùng kì năm trước, theo MENAFN.

Vào ngày 15/11/2020, 15 quốc gia, gồm 10 nước ASEAN cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, New Zealand và Australia, đã kí Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) nhằm giảm dần mức thuế quan trên nhiều lĩnh vực.

Đây là khối thương mại lớn nhất thế giới chiếm gần 1/3 GDP và dân số toàn cầu.

Trong thập kỉ qua, các công ty thép trong nước đã phải chịu áp lực biên lợi nhuận nghiêm trọng do một loạt mặt hàng nhập khẩu giá rẻ từ các thành viên trong khối RCEP như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và Việt Nam, và bất kì hiệp định thương mại tự do đa phương nào.

Tại Ấn Độ, thị trường thép lớn thứ hai sau Trung Quốc, nhập khẩu từ các nước thuộc RCEP đã tăng lên khoảng 57% tổng lượng nhập khẩu trong năm tài chính 2020 (bắt đầu từ tháng 4/2020).

Nếu New Delhi tham gia RCEP thì có thể gia tăng áp lực lên doanh thu và biên lợi nhuận của các công ty thép trong nước. Các nhà sản xuất thép nội địa hiện chỉ có thể tìm kiếm lợi ích từ các quan hệ đối tác một cách hiệu quả nếu có các cơ chế tự vệ phù hợp.

Giá thép xây dựng hôm nay 30/11: Giảm nhẹ trong phiên giao dịch đầu tuần - Ảnh 3.

Ảnh: Google

Do ít phụ thuộc vào xuất khẩu nên việc chọn không tham gia RCEP sẽ không ảnh hưởng nghiêm trọng đến các khoản đầu tư dài hạn cũng như kế hoạch xuất khẩu theo chính sách thép quốc gia mới.

Tuy nhiên, nếu không tham gia vào RCEP, Ấn Độ sẽ mất tầm ảnh hưởng trên thị trường thép châu Á. Để cạnh tranh trên thị trường thế giới, quốc gia này cần phải hội nhập với chuỗi giá trị thép toàn cầu.

Năng lực sản xuất thép và tiêu thụ nội địa của Trung Quốc gấp khoảng 10 lần so với Ấn Độ và chiếm một nửa tổng sản lượng của thế giới. Việc cho phép Trung Quốc khai thác thị trường nội địa miễn thuế tạo nên mối lo ngại lớn bởi có thể tạo ra sự mất cân bằng lớn trong quá trình cung - cầu.

Bên cạnh đó, Ấn Độ cũng phụ thuộc nhiều vào than luyện cốc nhập khẩu, điều này gây ra rủi ro về nguyên liệu thô và áp lực về giá, càng hạn chế khả năng cạnh tranh của quốc gia này trên thị trường thép toàn cầu, theo PTI.

Xem thêm: Giá sắt thép

Thảo Vy