Ủy ban Cải cách và Phát triển quốc gia Trung Quốc (NDRC) cho biết nguồn cung than của nước này đã cải thiện đáng kể nhờ sản lượng khai thác than tăng và giá cả ổn định.
Các chuyên gia cho rằng, châu Á đang mắc chứng "nghiện than đá". Dù biết rõ tác hại của than đá, các nền kinh tế trong khu vực vẫn không ngừng tiêu thụ than. "Cơn nghiện" này của châu Á có thể trở thành một trong những chủ đề được bàn tán nhiều tại COP26 năm nay.
Giá của cả ba mặt hàng năng lượng chính là dầu thô, than đá và khí đốt tự nhiên đều đang hạ nhiệt. Các nhà đầu tư nên lưu tâm vì xu hướng này có thể đánh dấu sự kết thúc của đợt tăng giá gần đây trên thị trường.
Giá than giao sau tại Trung Quốc đang không ngừng giảm sau khi chính quyền Bắc Kinh phát tín hiệu sẽ tiếp tục kiểm soát thị trường nhằm xoa dịu cuộc khủng hoảng thiếu điện trong nước.
Ngày 25/10, Trung Quốc cho biết sẽ điều tra các nhà cung cấp chỉ số giá năng lượng giữa bối cảnh các nhà lãnh đạo nước này nỗ lực kiềm chế tình trạng giá than lên mức cao kỷ lục.
Chia sẻ với các công nhân dầu mỏ, Chủ tịch Tập Cận Bình nói Trung Quốc cần phải tự lực đảm bảo nguồn cung năng lượng trong nước. Động thái này báo hiệu rằng nhiên liệu hóa thạch sẽ tiếp tục giữ vai trò quan trọng trong nỗ lực đáp ứng nhu cầu điện năng của Trung Quốc.
Cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu bắt nguồn từ châu Âu và lan sang châu Á. Mới đây, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) mở gói thầu nhập khẩu than với giá trị hơn 1.000 tỷ đồng trong quý IV.
Cú sốc thiếu than tại Trung Quốc và Ấn Độ đã bắt đầu dịu bớt, nhưng chỉ bấy nhiêu thì chưa đủ để ngăn chặn cuộc khủng hoảng thiếu điện trong mùa đông năm nay.
Mặc dù giá than trong nước không đồng pha với giá than thế giới do chính sách quản lý giá ở Việt Nam, nhưng về phía nhập khẩu, các ngành nhiệt điện, xi măng, luyện kim và phân bón sẽ là nhóm bị ảnh hưởng chính khi giá than tăng mạnh.
Tỉnh sản xuất than lớn nhất tại Trung Quốc đang gồng mình chống lũ lớn. Điều này đang đe dọa nguồn cung than vốn đã bị kéo căng của đất nước tỷ dân giữa thời điểm cả nước bị thiếu điện nghiêm trọng.
Theo một phân tích đối với số liệu của chính phủ và các cuộc phỏng vấn người dân, các bang miền Bắc Ấn Độ đang phải cắt điện và tiếp tục đối mặt với tình trạng thiếu điện do thiếu than, dù chính phủ nước này khẳng định đủ điện đáp ứng nhu cầu.
Ngày 8/10, các nhà chức trách Trung Quốc đã yêu cầu hơn 70 mỏ khai thác ở khu tự trị Nội Mông của nước này tăng sản lượng than thêm gần 100 triệu tấn, giữa bối cảnh nước này đang phải chống chọi với cuộc khủng hoảng điện và tình trạng thiếu than tồi tệ nhất trong nhiều năm qua.
Nguồn cung than của Ấn Độ ngày càng bị siết chặt, có nguy cơ gây ra một cú sốc thiếu điện tương tự cuộc khủng hoảng đang đè nặng lên nền kinh tế Trung Quốc hiện tại.
Bắc Kinh đã ra lệnh cho các ngân hàng thương mại tăng cường tài trợ vốn cho doanh nghiệp ngành than và năng lượng nhằm xoa dịu cuộc khủng hoảng thiếu điện và đảm bảo nguồn cung trong mùa đông tới.
Cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu đang định hình lại các tuyến đường thương mại của than đá, một loại nhiên liệu mà nhiều người cho là đang trong đà suy thoái.