|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá phân bón hôm nay 15/1: Thị trường trầm lắng, phân NPK cao nhất miền Bắc

08:34 | 15/01/2024
Chia sẻ
Theo khảo sát, giá phân bón hôm nay (15/1) tiếp tục đi ngang tại các địa phương khu vực miền Bắc và Đông Nam Bộ - Tây Nguyên. Trong đó, phân NPK 16 - 16 - 8 + TE đang có giá bán cao nhất tại Miền Bắc là 830.000 - 850.000 đồng/bao.

Giá phân bón hôm nay tại khu vực Đông Nam Bộ - Tây Nguyên

Xem thêm: Giá phân bón hôm nay 16/1

Ghi nhận hôm nay (15/1) cho thấy, giá phân bón tại khu vực Đông Nam Bộ - Tây Nguyên giữ nguyên so với mức giá được ghi nhận vào ngày (12/1).

Hiện tại, giá phân urê Cà Mau và Phú Mỹ lần lượt niêm yết ở mức 570.000 - 610.000 đồng/bao và 550.000 - 600.000 đồng/bao.

Đối với phân DAP con ó Pháp, giá bán đang ở mức cao nhất trong khu vực là 1.000.000 - 1.110.000 đồng/bao.

Đồng thời, phân kali bột Cà Mau, Phú Mỹ đang được bán ra với cùng khoảng giá là 690.000 - 750.000 đồng/bao.

Cùng lúc, giá phân NPK 16 - 16 - 8 tiếp tục ổn định ở mức 750.000 - 800.000 đồng/bao đối với hai loại Cà Mau, Phú Mỹ và mức 830.000 - 850.000 đồng/bao với loại Đầu Trâu.

Tương tự, giá phân lân Lâm Thao hiện dao động trong khoảng 230.000 - 280.000 đồng/bao và giá phân NPK 20 - 20 - 15 TE Bình Điền khoảng 1.050.000 - 1.090.000 đồng/bao.

Đơn vị tính: đồng/bao

KHU VỰC ĐÔNG NAM BỘ - TÂY NGUYÊN

Tên loại

Ngày 15/1

Ngày 12/1

Thay đổi

Phân urê

Cà Mau

570.000 - 610.000

570.000 - 610.000

-

Phú Mỹ

550.000 - 600.000

550.000 - 600.000

-

Phân DAP

Con á Pháp

1.000.000 - 1.110.000

1.000.000 - 1.110.000

-

Phân kali bột

Cà Mau

690.000 - 750.000

690.000 - 750.000

-

Phú Mỹ

690.000 - 750.000

690.000 - 750.000

-

Phân NPK 16 - 16 - 8

Cà Mau

750.000 - 800.000

750.000 - 800.000

-

Phú Mỹ

750.000 - 800.000

750.000 - 800.000

-

Đầu Trâu

830.000 - 850.000

830.000 - 850.000

-

Phân NPK 20 - 20 - 15 TE

Bình Điền

1.050.000 - 1.090.000

1.050.000 - 1.090.000

-

Phân lân

Lâm Thao

230.000 - 280.000

230.000 - 280.000

-

Số liệu: 2nong.vn

Giá phân bón hôm nay tại khu vực miền Bắc

Giá phân bón tại khu vực miền Bắc vào sáng hôm nay hiện chưa có điều chỉnh mới, tương tự như tại khu vực Đông Nam Bộ, Tây Nguyên.

Trong đó, phân urê Hà Bắc có giá là 530.000 - 570.000 đồng/bao và Phú Mỹ là 540.000 - 580.000 đồng/bao.

Tương tự, giá phân NPK 16 - 16 - 8 + TE Việt Nhật và Supe Lân Lâm Thao cũng lần lượt ổn định ở mức 850.000 - 880.000 đồng/bao và 270.000 - 300.000 đồng/bao.

Đồng thời, phân NPK 16 - 16 - 8 Việt Nhật và Phú Mỹ đang được bán với giá trong khoảng 800.000 - 820.000 đồng/bao.

Đối với phân kali bột Canada, Hà Anh, giá bán đang được niêm yết cùng mức là 680.000 - 700.000 đồng/bao.

Đơn vị tính: đồng/bao

KHU VỰC MIỀN BẮC

Tên loại

Ngày 15/1

Ngày 12/1

Thay đổi

Phân urê

Hà Bắc

530.000 - 570.000

530.000 - 570.000

-

Phú Mỹ

540.000 - 580.000

540.000 - 580.000

-

Phân NPK 16 - 16 - 8 + TE

Việt Nhật

850.000 - 880.000

850.000 - 880.000

-

Phân Supe lân

Lâm Thao

270.000 - 300.000

270.000 - 300.000

-

Phân NPK 16 - 16 - 8

Việt Nhật

800.000 - 820.000

800.000 - 820.000

-

Phú Mỹ

800.000 - 820.000

800.000 - 820.000

-

Phân kali bột

Canada

680.000 - 700.000

680.000 - 700.000

-

Hà Anh

680.000 - 700.000

680.000 - 700.000

-

Số liệu: 2nong.vn

 

Nguồn cung ngày càng hạn chế, giá phân bón năm 2024 có thể tăng nhẹ

Theo Tạp chí điện tử Kinh Doanh, trong báo cáo triển vọng 2024, Công ty TNHH Chứng khoán Vietcombank (VCBS) nhận định giá phân bón thế giới năm 2024 được có thể tăng nhẹ so với năm 2023.

Nguyên nhân bắt nguồn từ những động thái hạn chế xuất khẩu của các “ông lớn” trên thị trường phân bón thế giới. Theo đó, quốc gia sản xuất phân bón lớn nhất thế giới (chiếm khoảng 15% lượng tiêu thụ toàn cầu) là Nga đã gia hạn chính sách áp hạn ngạch xuất khẩu phân bón đến tháng 5 để bảo vệ thị trường nội địa. Trung Quốc cũng tiếp tục hạn chế xuất khẩu ure để đảm bảo nguồn cung trong nước và ổn định mức giá.

Tại khu vực Trung Đông, Chính phủ Ai Cập đã quyết định gia hạn vô thời hạn việc cắt giảm 30% nguồn cung khí đốt đối với tất cả các nhà sản xuất phân ure tại nước này, ảnh hưởng lớn đến nguồn cung toàn cầu.

Việc gián đoạn nguồn cung ứng vốn đã khiến cho giá phân bón tăng cao từ cuối quý III/2023 và mới chỉ hạ nhiệt trong khoảng tháng 12 vừa qua, việc giá tiếp tục tăng trong năm 2024 có thể sẽ tạo áp lực lên hoạt động sản xuất nông nghiệp toàn cầu.

Theo dự báo của Hiệp hội Phân bón Thế giới, tốc độ tăng trưởng của tiêu thụ phân bón trên thế giới sẽ chậm lại trong trung hạn, từ mức 4% trong năm tài chính 2023 xuống 1,3% trong năm tài chính 2027.

Tại thị trường trong nước, các chuyên gia dự báo nhu cầu tiêu thụ phân bón năm 2024 sẽ tăng chậm so với năm 2023. Nhu cầu tiêu thụ nội địa được dự đoán tăng vào quý 4/2023 và quý 1/2024 khi bước vào vụ Đông Xuân, song vụ mùa năm nay đến trễ, bắt đầu cuối tháng 11.

Việc thiếu nguồn cung, tăng giá phân bón toàn cầu có thể sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới thị trường và hoạt động sản xuất trong nước do nguồn phân bón đang được sử dụng ở nước ta chủ yếu là nhập khẩu từ bên ngoài. Theo thống kê từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong 11 tháng năm 2023 lượng phân bón nhập khẩu của cả nước đạt trên 3,73 triệu tấn, trị giá gần 1,28 tỷ USD.

Trong bối cảnh thị trường phân bón trên thế giới liên tục biến động, giá bị đẩy lên cao, các ban ngành, cơ quan đang đưa ra nhiều phương án để tăng cường sản xuất trong nước, đảm bảo nguồn cung và giữ vững bình ổn giá cả.

Bộ Tài chính đang tích cực kiến nghị Chính phủ chuyển mặt hàng phân bón từ đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT) sang đối tượng chịu thuế GTGT thuế suất 5%, nhằm giảm bớt khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất và thúc đẩy ngành sản xuất phân bón trong nước cạnh tranh được với phân bón nhập khẩu

Bộ Tài chính nhận định, nếu đề xuất tại dự thảo lần này được thông qua, dù có vẻ người nông dân mua phân bón sẽ chịu thêm khoản thuế VAT 5% tuy nhiên ngược lại người tiêu dùng hưởng lợi do giá bán của các mặt hàng này được định giá theo cung - cầu thị trường.

"Hàng hóa, dịch vụ mua vào không chịu thuế hoặc thuế suất 5-10%, nếu tính VAT đầu ra là 5% thì doanh nghiệp sản xuất phân bón trong nước không phải nộp thuế này. Tức là, số thuế đầu vào được khấu trừ với đầu ra, hoặc hoàn thuế. Do đó, giá thành sản xuất phân bón được giảm xuống, nước ta cũng đỡ phải phụ thuộc vào nhập khẩu từ đó bớt chịu áp lực tăng giá từ thị trường thế giới", Bộ Tài chính phân tích.

Ảnh: Bình An

Bình An