|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá phân bón hôm nay 13/1: Phân NPK và kali duy trì ổn định

08:30 | 13/01/2024
Chia sẻ
Theo khảo sát, giá phân bón hôm nay (13/1) chưa có biến động mới tại khu vực miền Trung và Tây Nam Bộ. Trong đó, phân urê Phú Mỹ đang có mức giá thấp nhất tại miền Tây Nam Bộ là 490.000 - 520.000 đồng/bao.

Giá phân bón hôm nay tại khu vực miền Trung

Xem thêm: Giá phân bón hôm nay 15/1

Ghi nhận hôm nay (13/1) cho thấy, giá phân bón tại khu vực miền Trung không có điều chỉnh mới so với ngày 11/1.

Theo đó, phân lân Lâm Thao và Văn Điển lần lượt ghi nhận mức giá 260.000 - 280.000 đồng/bao và 280.000 - 320.000 đồng/bao.

Đồng thời, giá phân urê Ninh Bình và urê Phú Mỹ vẫn duy trì trong khoảng 530.000 - 560.000 đồng/bao và 530.000 - 570.000 đồng/bao.

Tương tự, giá bán của phân kali bột Phú Mỹ và Hà An tiếp tục niêm yết cùng mức là 630.000 - 660.000 đồng/bao.

Đối với phân NPK 16 - 16 - 8, loại Lào Cai đang được bán ra với mức giá 750.000 - 770.000 đồng/bao, loại Phú Mỹ là 750.000 - 780.000 đồng/bao và Đầu Trâu có giá là 760.000 - 790.000 đồng/bao.

Đồng thời, phân NPK 20 - 20 - 15 Song Gianh có giá dao động trong khoảng 940.000 - 960.000 đồng/bao và Đầu Trâu trong khoảng 970.000 - 1.000.000 đồng/bao.

Đơn vị tính: đồng/bao

MIỀN TRUNG

Tên loại

Ngày 13/1

Ngày 11/1

Thay đổi

Phân urê

Phú Mỹ

530.000 - 570.000

530.000 - 570.000

-

Ninh Bình

530.000 - 560.000

530.000 - 560.000

-

Phân NPK 20 - 20 - 15

Đầu Trâu

970.000 - 1.000.000

970.000 - 1.000.000

-

Song Gianh

940.000 - 960.000

940.000 - 960.000

-

Phân kali bột

Phú Mỹ

630.000 - 660.000

630.000 - 660.000

-

Hà Anh

630.000 - 660.000

630.000 - 660.000

-

Phân NPK 16 - 16 - 8

Đầu Trâu

760.000 - 790.000

760.000 - 790.000

-

Phú Mỹ

750.000 - 780.000

750.000 - 780.000

-

Lào Cai

750.000 - 770.000

750.000 - 770.000

-

Phân lân

Lâm Thao

260.000 - 280.000

260.000 - 280.000

-

Văn Điển

280.000 - 320.000

280.000 - 320.000

-

Số liệu: 2nong.vn

Giá phân bón hôm nay tại khu vực Tây Nam Bộ

So với ngày 11/1, giá phân bón tại khu vực miền Tây Nam Bộ vẫn được duy trì ổn định.

Hiện tại, mức giá thấp nhất được ghi nhận là 490.000 - 520.000 đồng/bao đối với phân urê Phú Mỹ và phân urê Cà Mau có giá cao hơn một chút là 505.000 - 525.000 đồng/bao.

Đồng thời, phân kali miểng Cà Mau đang được bán ra với mức giá 530.000 - 550.000 đồng/bao, không có thay đổi so với mức giá được ghi nhận trước đó.

Tương tự, giá phân NPK 16 - 16 - 8 Việt Nhật và hai loại Cà Mau, Phú Mỹ lần lượt đi ngang trong khoảng 660.000 - 670.000 đồng/bao và 660.000 - 690.000 đồng/bao.

Đối với phân NPK 20 - 20 - 15 Ba con cò, giá bán tiếp tục niêm yết trong khoảng 890.000 - 910.000 đồng/bao.

Song song đó, giá phân DAP Đình Vũ và Hồng Hà cũng giữ nguyên trong khoảng 760.000 - 800.000 đồng/bao và 1.100.000 - 1.130.000 đồng/bao.

Đơn vị tính: đồng/bao

TÂY NAM BỘ

Tên loại

Ngày 13/1

Ngày 11/1

Thay đổi

Phân urê

Cà Mau

505.000 - 525.000

505.000 - 525.000

-

Phú Mỹ

490.000 - 520.000

490.000 - 520.000

-

Phân DAP

Hồng Hà

1.100.000 - 1.130.000

1.100.000 - 1.130.000

-

Đình Vũ

760.000 - 800.000

760.000 - 800.000

-

Phân kali miểng

Cà Mau

530.000 - 550.000

530.000 - 550.000

-

Phân NPK 16 - 16 - 8

Cà Mau

660.000 - 690.000

660.000 - 690.000

-

Phú Mỹ

660.000 - 690.000

660.000 - 690.000

-

Việt Nhật

660.000 - 670.000

660.000 - 670.000

-

Phân NPK 20 - 20 - 15

Ba con cò

890.000 - 910.000

890.000 - 910.000

-

Số liệu: 2nong.vn

 

Thu hẹp nhóm hộ kinh doanh chịu thuế GTGT, điều chỉnh thuế suất với phân bón

Theo Báo điện tử Đầu tư, Bộ Tài chính đang thực hiện lấy ý kiến Dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (GTGT) với hàng loạt thay đổi đáng chú ý. Dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi) là một trong 4 dự án Luật được bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của năm 2024 sau phiên họp thứ 28 của Ủy ban thường vụ Quốc hội hồi trung tuần tháng 12/2023.

Nội dung đáng chú ý được công bố trong Dự thảo lần này là việc thay đổi thuế suất của một số loại hàng hóa, dịch vụ. Trong đó, Dự thảo mới dự kiến chuyển các hàng hóa không chịu thuế GTGT sang chịu thuế suất thuế GTGT 5% bao gồm phân bón, tàu khai thác thủy sản tại vùng khơi, vùng biển và máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.

Kiến nghị thay đổi thuế suất đối với mặt hàng phân bón đã được nhiều doanh nghiệp trong nước đề xuất nhiều năm nay. Mặt hàng phân bón không thuộc diện chịu thuế GTGT thì đương nhiên, doanh nghiệp không được khấu trừ GTGT đầu vào khi bán ra trong nước trong khi phần lớn đầu vào có thuế suất 10%. Trong khi đó, phần lớn phân bón nhập khẩu vào Việt Nam được các nước xuất khẩu xếp vào diện chịu thuế GTGT.

Các doanh nghiệp trên được hoàn thuế đầu vào và có điều kiện hạ giá bán. Do đó, thực tế lại gây bất lợi cho phân bón trong nước khi cạnh tranh với phân bón nhập khẩu. Việc miễn thuế GTGT đối với sản phẩm phân bón thực tế lại đã tạo ra bất lợi cho cả doanh nghiệp và nông dân.

Một số hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT được loại bỏ bao gồm lưu ký chứng khoán; dịch vụ tổ chức thị trường của sở giao dịch chứng khoán hoặc trung tâm giao dịch chứng khoán; dịch vụ bưu chính, viễn thông công ích và Internet phổ cập theo chương trình của Chính phủ và dịch vụ duy trì vườn thú, vườn hoa, công viên, cây xanh đường phố, chiếu sáng công cộng.

Bộ Tài chính đề xuất đưa thực phẩm tươi sống về đối tượng không chịu thuế GTGT đối với sản phẩm chăn nuôi, thủy sản chưa chế biến thành các sản phẩm khác, chỉ qua sơ chế thông thường. Hiện mặt, mặt hàng này đang phải chịu thuế 5%.

Điều 9 dự thảo Luật Thuế GTGT cũng thay đổi mức thuế suất áp dụng từ 5% lên 10% đối với một số mặt hang. Nhóm này gồm có lâm sản chưa qua chế biến; đường; phụ phẩm trong sản xuất đường, bao gồm gỉ đường, bã mía, bã bùn; các loại thiết bị, dụng cụ chuyên dùng cho giảng dạy, nghiên cứu, thí nghiệm khoa học.

Hoạt động văn hóa, triển lãm, thể dục, thể thao; biểu diễn nghệ thuật; sản xuất phim; nhập khẩu, phát hành và chiếu phim cũng được đưa vào nhóm áp dụng thuế suất 10%.

Theo bản Dự thảo đang lấy ý kiến, Bộ Tài chính đề xuất nâng mức doanh thu hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT của hộ, cá nhân kinh doanh lên 150 triệu đồng, thay vì 100 triệu đồng như hiện nay.

Nếu được thông qua, hàng hóa, dịch vụ của hộ, cá nhân kinh doanh có mức doanh thu hàng năm từ 150 triệu đồng trở xuống thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.

Liên quan đến quy định khấu trừ thuế, cũng có một số thay đổi trong Dự thảo. Điểm b khoản 2 Điều 12 Luật Thuế GTGT hiện hành quy định để được khấu trừ thuế GTGT cần đáp ứng điều kiện sau có hoá đơn GTGT mua hàng hoá, dịch vụ/chứng từ nộp thuế GTGT ở khâu nhập khẩu. Đồng thời, phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào, trừ hàng hoá, dịch vụ mua từng lần có giá trị dưới 20 triệu đồng.

Mức trên đã được thay đổi từ 20 triệu đồng xuống 5 triệu đồng. Như vậy, Dự thảo Luật Thuế GTGT yêu cầu hàng hóa, dịch vụ mua từng lần có giá trị từ 5 triệu đồng trở lên phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.

Ảnh: Bình An

Bình An