|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá phân bón hôm nay 11/1: Phân DAP cao nhất miền Trung là 1 triệu đồng/bao

08:32 | 11/01/2024
Chia sẻ
Theo khảo sát, giá phân bón hôm nay (11/1) nối dài đà đi ngang tại thị trường trong nước. Hiện tại, mức giá cao nhất được ghi nhận tại miền Trung là 970.000 - 1.000.000 đồng/bao cho phân NPK 20 - 20 - 15 Đầu Trâu.

Giá phân bón hôm nay tại khu vực miền Trung

Xem thêm: Giá phân bón hôm nay 12/1

Ghi nhận hôm nay (11/1) cho thấy, giá phân bón tại khu vực miền Trung hiện chưa có điều chỉnh mới.

Trong đó, mức giá thấp nhất là 260.000 - 280.000 đồng/bao áp dụng cho phân lân loại Lâm Thao. Cao hơn một chút là loại Văn Điển với mức giá 280.000 - 320.000 đồng/bao.

Kế đến là phân ure Phú Mỹ, Ninh Bình đang được niêm yết giá tại mức 530.000 - 570.000 đồng/bao và 530.000 - 560.000 đồng/bao.

Đối với phân kali bột Phú Mỹ và Hà An, giá bán tiếp tục duy trì trong khoảng 630.000 - 660.000 đồng/bao.

Đồng thời, phân NPK 16 - 16 - 8 Đầu Trâu có giá không đổi là 760.000 - 790.000 đồng/bao, Phú Mỹ là 750.000 - 780.000 đồng/bao và Lào Cai là 750.000 - 770.000 đồng/bao.

Song song đó, giá bán của phân NPK 20 - 20 - 15 Đầu Trâu và Song Gianh cũng đi ngang tại mức tương ứng là 970.000 - 1.000.000 đồng/bao và 940.000 - 960.000 đồng/bao.

Đơn vị tính: đồng/bao

MIỀN TRUNG

Tên loại

Ngày 11/1

Ngày 9/1

Thay đổi

Phân urê

Phú Mỹ

530.000 - 570.000

530.000 - 570.000

-

Ninh Bình

530.000 - 560.000

530.000 - 560.000

-

Phân NPK 20 - 20 - 15

Đầu Trâu

970.000 - 1.000.000

970.000 - 1.000.000

-

Song Gianh

940.000 - 960.000

940.000 - 960.000

-

Phân kali bột

Phú Mỹ

630.000 - 660.000

630.000 - 660.000

-

Hà Anh

630.000 - 660.000

630.000 - 660.000

-

Phân NPK 16 - 16 - 8

Đầu Trâu

760.000 - 790.000

760.000 - 790.000

-

Phú Mỹ

750.000 - 780.000

750.000 - 780.000

-

Lào Cai

750.000 - 770.000

750.000 - 770.000

-

Phân lân

Lâm Thao

260.000 - 280.000

260.000 - 280.000

-

Văn Điển

280.000 - 320.000

280.000 - 320.000

-

Số liệu: 2nong.vn

Giá phân bón hôm nay tại khu vực Tây Nam Bộ

Khảo sát tại khu vực miền Tây Nam Bộ cho thấy, giá bán của các loại phân bón cũng duy trì ổn định tương tự như tại khu vực miền Trung.

Cụ thể, phân urê Phú Mỹ được bán ra với mức giá 505.000 - 530.000 đồng/bao và ure Cà Mau có giá là 520.000 - 540.000 đồng/bao.

Song song đó, giá bán của phân kali miểng Cà Mau vẫn niêm yết trong khoảng 560.000 - 590.000 đồng/bao.

Đối với phân NPK 16 - 16 - 8 Việt Nhật và hai loại Cà Mau, Phú Mỹ, giá bán lần lượt ghi nhận tại mức 660.000 - 670.000 đồng/bao và 660.000 - 690.000 đồng/bao.

Đồng thời, giá phân NPK 20 - 20 - 15 Ba con cò cũng không có thay đổi so với ngày 9/1, tương đương với mức 890.000 - 910.000 đồng/bao.

Tương tự, phân DAP Đình Vũ tiếp tục đi ngang trong khoảng 760.000 - 800.000 đồng/bao và DAP Hồng Hà khoảng 1.100.000 - 1.130.000 đồng/bao.

Đơn vị tính: đồng/bao

TÂY NAM BỘ

Tên loại

Ngày 11/1

Ngày 9/1

Thay đổi

Phân urê

Cà Mau

520.000 - 540.000

520.000 - 540.000

-

Phú Mỹ

505.000 - 530.000

505.000 - 530.000

-

Phân DAP

Hồng Hà

1.100.000 - 1.130.000

1.100.000 - 1.130.000

-

Đình Vũ

760.000 - 800.000

760.000 - 800.000

-

Phân kali miểng

Cà Mau

560.000 - 590.000

560.000 - 590.000

-

Phân NPK 16 - 16 - 8

Cà Mau

660.000 - 690.000

660.000 - 690.000

-

Phú Mỹ

660.000 - 690.000

660.000 - 690.000

-

Việt Nhật

660.000 - 670.000

660.000 - 670.000

-

Phân NPK 20 - 20 - 15

Ba con cò

890.000 - 910.000

890.000 - 910.000

-

Số liệu: 2nong.vn

 

Kiến nghị đưa thuế xuất khẩu một số loại phân bón về 0%

Theo Báo Nông nghiệp Việt Nam, thực hiện Nghị quyết số 58/NQ-CP ngày 21/4/2023 của Chính phủ về một số chính sách, giải pháp trọng tâm hỗ trợ doanh nghiệp chủ động thích ứng, phục hồi nhanh và phát triển bền vững đến năm 2023, Bộ Tài chính đã xây dựng dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 26/2023/NĐ-CP ngày 31/5/2023 của Chính phủ điều chỉnh chính sách áp dụng thuế xuất khẩu mặt hàng phân bón theo 2 nguyên tắc:

Thứ nhất, không áp dụng quy định xác định thuế suất thuế xuất khẩu theo giá trị tài nguyên khoáng sản cộng chi phí năng lượng.

Thứ hai, áp dụng mức thuế suất thuế xuất khẩu 5% đối với loại phân bón trong nước chưa sản xuất được hoặc không đáp ứng đủ phải giữ lại cho tiêu dùng trong nước và mức thuế suất thuế xuất khẩu 0% đối với loại phân bón trong nước đã sản xuất đủ nhu cầu hoặc dư thừa.

Tham gia góp ý dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 26/2023/NĐ-CP về Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Công văn góp ý của Hiệp hội Phân bón Việt Nam gửi Bộ Tài chính cho rằng, việc áp thuế suất thuế xuất khẩu 5% đối với urê tại Nghị định 26 không nhất quán với quan điểm “áp dụng mức thuế suất thuế xuất khẩu thấp hơn đối với các mặt hàng trong nước sản xuất đủ nhu cầu hoặc dư thừa”.

Nhu cầu urê của Việt Nam hàng năm dao động trong khoảng 1,7 – 2 triệu tấn trong khi tổng công suất sản xuất của 4 nhà máy urê trong nước khoảng 2,6 triệu tấn, như thế sản lượng sản xuất urê đã vượt cầu từ nhiều năm nay.

Trong khi đó, việc xuất khẩu urê từ Việt Nam đã bị cạnh tranh gay gắt bởi nguồn hàng urê từ một số quốc gia như Indonesia, Malaysia, Brunei… nơi các nhà sản xuất không phải chịu thuế xuất khẩu 5% như Việt Nam.

Mức thuế suất thuế xuất khẩu 5% đã làm giảm đi cơ hội kinh doanh, giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh của các nhà sản xuất trong nước, giảm năng lực cạnh tranh của các nhà sản xuất urê tại Việt Nam với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Do đó, Hiệp hội Phân bón Việt Nam kiến nghị Bộ Tài chính xem xét trình Chính phủ áp thuế suất thuế xuất khẩu urê là 0%.

Tương tự như urê, mức thuế suất xuất khẩu phân bón Supe lân cũng được Hiệp hội kiến nghị điều chỉnh về 0% từ mức 5% hiện tại. Trước khi Nghị định 26 có hiệu lực, Supe lân được áp thuế suất thuế xuất khẩu là 0%.

Lý do được đưa ra bởi tổng công suất sản xuất phân bón Supe lân tại Việt Nam của 4 nhà máy khoảng 1,5 - 1,6 triệu tấn/năm. Sản lượng phân lân nung chảy của 3 Nhà máy khoảng hơn 600.000 tấn/năm. Tổng sản lượng 2 loại lân, Supe lân và lân nung chảy có thể đạt hơn 2 triệu tấn/năm. Hiện nay, Supe lân sản xuất trong nước được sử dụng trực tiếp và sử dụng để sản xuất NPK. 

“Như vậy, năng lực sản xuất Supe lân đang dư thừa tới hàng triệu tấn/năm, cần phải có đầu ra xuất khẩu cho các doanh nghiệp sản xuất SSP để duy trì sản xuất, hoặc phải thu hẹp sản xuất vì cầu trong nước đang xuống mức khá thấp.

Mặt khác, theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, lượng Supe lân xuất khẩu của Việt Nam rất nhỏ, năm 2022 sản lượng chưa tới 100.000 tấn/năm”, Công văn góp ý cho biết.

Để khuyến khích doanh nghiệp trong nước đầu tư sản xuất loại phân bón hoàn toàn mới, Hiệp hội Phân bón Việt Nam cũng kiến nghị áp dụng thuế suất khẩu phân bón kali sulphate (K2SO4, tên thương mại SOP) ở mức 0%.

Loại phân bón khác được Hiệp hội Phân bón Việt Nam nhất trí áp mức thuế 0% là DAP. Theo số liệu của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam, hiện các doanh nghiệp trong nước sản xuất DAP hàm lượng dinh dưỡng 60 - 61% với công suất thiết kế khoảng 660.000 tấn/năm. Trong khi đó, tổng nhu cầu DAP của cả nước khoảng 1 triệu tấn/năm (trong đó DAP hàm lượng 64% chiếm khoảng 70%, DAP hàm lượng 60 - 61% chiểm khoảng 30%, tương đương 300.000 tấn/năm).

Như vậy, nhu cầu DAP hàm lượng 60 - 61% sử dụng trong nước chiểm chưa tới 50% so với công suất sản xuất. Việc xuất khẩu DAP loại 60 - 61% cần được khuyến khích để các doanh nghiệp DAP duy trì ổn định sản xuất, tạo công ăn việc làm cho người lao động.

Ảnh: Bình An

Bình An

Dow Jones, S&P 500 lại lên đỉnh khi cổ phiếu bán dẫn tỏa sáng
Chứng khoán Mỹ tiếp tục có một phiên giao dịch tích cực khi nhóm cổ phiếu bán dẫn đã kéo thị trường đi lên. Kết thúc tháng 11, Dow Jones tăng 7,5%, S&P 500 tăng 5,7% còn Nasdaq Composite tăng 6,2%.