|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá phân bón hôm nay 16/1: Lặng sóng, thấp nhất 260.000 đồng/bao

08:45 | 16/01/2024
Chia sẻ
Theo khảo sát, giá phân bón hôm nay (16/1) tại miền Trung và Tây Nam Bộ vẫn duy trì ổn định. Ghi nhận cho thấy, phân DAP Hồng Hà đang được áp dụng mức giá cao nhất là 1.100.000 - 1.130.000 đồng/bao.

Giá phân bón hôm nay tại khu vực miền Trung

Xem thêm: Giá phân bón hôm nay 17/1

Ghi nhận hôm nay (16/1) cho thấy, giá phân bón tại khu vực miền Trung tiếp tục đi ngang.

Hiện tại, mức giá thấp nhất là 260.000 - 280.000 đồng/bao áp dụng cho phân lân Lâm Thao. Nhỉnh hơn một chút là mức giá 280.000 - 320.000 đồng/bao đối với phân lân Văn Điển.

Đối với phân urê Ninh Bình và Phú Mỹ, giá bán ổn định trong khoảng 530.000 - 560.000 đồng/bao và 530.000 - 570.000 đồng/bao.

Đồng thời, giá phân kali bột Phú Mỹ và Hà An chưa có điều chỉnh mới, hiện đang được áp dụng khoảng giá chung là 630.000 - 660.000 đồng/bao.

Song song đó, phân NPK 16 - 16 - 8 Lào Cai đang được niêm yết giá ở mức 750.000 - 770.000 đồng/bao, Phú Mỹ ở mức 750.000 - 780.000 đồng/bao và Đầu Trâu ở mức 760.000 - 790.000 đồng/bao.

Tương tự, giá bán của phân NPK 20 - 20 - 15 Song Gianh tiếp tục duy trì trong khoảng 940.000 - 960.000 đồng/bao và Đầu Trâu có giá khoảng 970.000 - 1.000.000 đồng/bao.

Đơn vị tính: đồng/bao

MIỀN TRUNG

Tên loại

Ngày 16/1

Ngày 13/1

Thay đổi

Phân urê

Phú Mỹ

530.000 - 570.000

530.000 - 570.000

-

Ninh Bình

530.000 - 560.000

530.000 - 560.000

-

Phân NPK 20 - 20 - 15

Đầu Trâu

970.000 - 1.000.000

970.000 - 1.000.000

-

Song Gianh

940.000 - 960.000

940.000 - 960.000

-

Phân kali bột

Phú Mỹ

630.000 - 660.000

630.000 - 660.000

-

Hà Anh

630.000 - 660.000

630.000 - 660.000

-

Phân NPK 16 - 16 - 8

Đầu Trâu

760.000 - 790.000

760.000 - 790.000

-

Phú Mỹ

750.000 - 780.000

750.000 - 780.000

-

Lào Cai

750.000 - 770.000

750.000 - 770.000

-

Phân lân

Lâm Thao

260.000 - 280.000

260.000 - 280.000

-

Văn Điển

280.000 - 320.000

280.000 - 320.000

-

Số liệu: 2nong.vn

Giá phân bón hôm nay tại khu vực Tây Nam Bộ

Cùng thời điểm khảo sát, giá phân bón tại khu vực miền Tây Nam Bộ cũng không có thay đổi mới so với ngày 13/1.

Theo đó, phân urê Phú Mỹ và phân urê Cà Mau lần lượt ghi nhận khoảng giá 490.000 - 520.000 đồng/bao và 505.000 - 525.000 đồng/bao.

Tương tự, giá phân kali miểng Cà Mau vẫn dao động từ 530.000 đồng/bao đến 550.000 đồng/bao.

Đối với phân NPK 16 - 16 - 8, giá bán của loại Việt Nhật đang niêm yết trong khoảng 660.000 - 670.000 đồng/bao và hai loại Cà Mau, Phú Mỹ có giá trong khoảng 660.000 - 690.000 đồng/bao.

Song song đó, phân NPK 20 - 20 - 15 Ba con cò đang được bán ra với mức giá 890.000 - 910.000 đồng/bao.

Đồng thời, giá phân DAP Đình Vũ và Hồng Hà cũng ổn định trong khoảng 760.000 - 800.000 đồng/bao và 1.100.000 - 1.130.000 đồng/bao.

Đơn vị tính: đồng/bao

TÂY NAM BỘ

Tên loại

Ngày 16/1

Ngày 13/1

Thay đổi

Phân urê

Cà Mau

505.000 - 525.000

505.000 - 525.000

-

Phú Mỹ

490.000 - 520.000

490.000 - 520.000

-

Phân DAP

Hồng Hà

1.100.000 - 1.130.000

1.100.000 - 1.130.000

-

Đình Vũ

760.000 - 800.000

760.000 - 800.000

-

Phân kali miểng

Cà Mau

530.000 - 550.000

530.000 - 550.000

-

Phân NPK 16 - 16 - 8

Cà Mau

660.000 - 690.000

660.000 - 690.000

-

Phú Mỹ

660.000 - 690.000

660.000 - 690.000

-

Việt Nhật

660.000 - 670.000

660.000 - 670.000

-

Phân NPK 20 - 20 - 15

Ba con cò

890.000 - 910.000

890.000 - 910.000

-

Số liệu: 2nong.vn

 

EU ngày càng phụ thuộc vào phân bón của Nga

Ông Svein Tore Holsether, CEO công ty hóa chất Yara International của Na Uy, cho rằng Liên minh châu Âu (EU) đang ngày càng phụ thuộc vào nhập khẩu phân bón Nga.

Khối EU đã thoát khỏi phụ thuộc vào năng lượng từ Nga nhưng lại bắt đầu phụ thuộc vào phân bón, ông Holsether cho biết, nhấn mạnh rằng không thể "chủ quan về những gì có thể xảy ra tiếp theo". Ông Holsether cũng đã cảnh báo về "sự hỗn loạn" có thể xảy ra trong ngành này.

Tổng lượng phân đạm nhập khẩu vào EU trong giai đoạn từ tháng 7/2022 đến tháng 6/2023 đã tăng 34% so với cùng kỳ trước đó, theo số liệu thống kê của Eurostat, trong đó Nga chiếm khoảng 1/3 tổng lượng nhập khẩu phân đạm của EU.

Nhập khẩu phân ure tăng 53%, gần gấp đôi khối lượng ghi được trong giai đoạn 2020 - 2021, với 40% lượng hàng nhập khẩu từ Nga. Xu hướng này được cho là đã chậm lại trong mùa vụ hiện tại, nhưng ure của Nga vẫn chiếm gần 1/3 tổng nhập khẩu của khối.

"Châu Âu đã có thể giảm sự phụ thuộc năng lượng vào Nga trong một khoảng thời gian thực sự ngắn, nhưng cả các hộ gia đình và các ngành công nghiệp đều đã phải trả giá", ông Holsether nói, làm dấy lên lo ngại rằng khu vực này có thể "tiếp tục phải trả giá" nếu thoát khỏi phụ thuộc vào phân bón của Nga.

Ông cũng cho rằng nếu thay thế phân bón châu Âu bằng phân bón từ Nga hay các nơi khác trên thế giới, nông sản của EU sẽ có lượng phát thải các bon cao hơn, dẫn đến làm trầm trọng thêm tình hình biến đổi khí hậu.

Phái đoàn Latvia tại Hội đồng châu Âu được cho là đã yêu cầu thảo luận về "các biện pháp trừng phạt đối với nông sản nhập khẩu từ Nga" tại cuộc họp các Bộ trưởng Nông nghiệp EU tiếp theo, dự kiến diễn ra vào ngày 23/1.

Theo Eurostat, nguồn cung phân đạm của Nga cho các nước thành viên EU đã tăng 7,6% so với cùng kỳ năm ngoái lên 1,8 triệu tấn trong 9 tháng đầu năm 2023. Chỉ riêng trong tháng 9/2023, lượng xuất khẩu này đã tăng 10%, đạt 297.200 tấn.

Nhập khẩu phân đạm Nga của Đức đã tăng hơn 3 lần trong 9 tháng đầu năm 2023 lên 426.300 tấn, trong khi lượng mua của Ba Lan tăng gần gấp đôi lên 257.700 tấn. Pháp cũng tăng 18% nhập khẩu phân bón của Nga lên 362.400 tấn, trong khi Hà Lan tăng 17,7% lên 163.100 tấn. 4 quốc gia này chiếm 2/3 tổng lượng phân đạm nhập khẩu vào EU, trong đó Đức chiếm 23,9%.

Cho đến nay, EU vẫn chưa áp đặt bất kỳ hạn chế nào đối với phân bón từ Nga. Biện pháp duy nhất ảnh hưởng trực tiếp đến lĩnh vực này là hạn ngạch nhập khẩu phân kali và phân NPK của EU có hiệu lực từ ngày 10/7/2022 đến ngày 9/7/2023, Báo Nông nghiệp Việt Nam đưa tin.

Ảnh: Bình An

Bình An