|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá lúa gạo ngày 12/8, gạo giảm, lúa, nếp tăng mạnh

12:00 | 12/08/2024
Chia sẻ
Ghi nhận thị trường giá lúa gạo hôm nay (12/8) tăng giảm trái chiều. Chi phí leo thang và giá nguyên liệu tăng vọt, trong khi giá gạo xuất khẩu lao dốc, đẩy các doanh nghiệp vào nguy cơ thua lỗ những tháng cuối năm.

Giá lúa gạo hôm nay

Khảo sát tại An Giang cho thấy, giá lúa hôm nay (12/8) tăng ở nhiều giống. 

Chi tiết hơn, giá lúa IR 50404 tăng nhẹ 200 - 400 đồng/kg, hiện được thu mua trong khoảng 7.100 - 7.400 đồng/kg. Cùng chiều tăng, giá lúa Đài Thơm 8 cũng được nâng lên khoảng 7.800 - 8.300 đồng/kg, tăng 400 - 700 đồng/kg. Sau điều chỉnh, lúa OM 5451 đang được người dân bán với giá từ 7.800 đồng/kg đến 8.100 đồng/kg. Tương tự, giá lúa OM 18 cũng ghi nhận tăng 350 - 500 đồng/kg, lên khoảng 7.650 - 7.800 đồng/kg.

Cùng thời điểm khảo sát, thị trường giá nếp hôm nay tăng nhẹ. Theo đó, giá nếp IR 4625 (tươi) và nếp Long An (tươi) được niêm yết chung mức 7.800 - 7.900 đồng/kg, tăng 100 - 200 đồng/kg đối với nếp IR 4625 (tươi). Bốn loại nếp AG (tươi), nếp 3 tháng (tươi), nếp 3 tháng (khô) và nếp Long An (khô) tạm dừng khảo sát hôm nay.

Giá lúa

ĐVT

Giá mua của thương lái (đồng)

Tăng (+), giảm (-) so với hôm trước

- Nếp AG (tươi)

kg

-

-

- Nếp đùm 3 tháng (tươi)

kg

-

-

- Nếp IR 4625 (tươi)

kg

7.800 - 7.900

+100 - 200

- Nếp Long An (tươi)

kg

7.800 - 7.900

-

- Nếp đùm 3 tháng (khô)

kg

-

-

- Nếp Long An (khô)

kg

-

-

- Lúa IR 50404

kg

7.100 - 7.400

+200 - 400

- Lúa Đài thơm 8

Kg

7.800 - 8.300

+400 - 700

- Lúa OM 5451

Kg

7.800 - 8.100

+800 - 900

- Lúa OM 18

kg

7.650 - 7.800

+350 - 500

- Nàng Hoa 9

kg

-

-

- OM 380

kg

6.800 - 7.100

-

- Lúa Nhật

kg

7.800 - 8.000

-

- Lúa IR 50404 (khô)

kg

-

-

- Lúa Nàng Nhen (khô)

kg

20.000

-

Giá gạo

 

Giá bán tại chợ

(đồng)

Tăng (+), giảm (-) so với hôm qua

-  Nếp ruột

kg

16.000 - 20.000

-

- Gạo thường

kg

15.000 - 16.000

-

- Gạo Nàng Nhen

kg

28.000

-2.000

- Gạo thơm thái hạt dài

kg

20.000 - 21.000

-

- Gạo thơm Jasmine

kg

18.000 - 20.000

-

- Gạo Hương Lài

kg

20.000

-

- Gạo trắng thông dụng

kg

17.000

-

- Gạo Nàng Hoa

kg

20.000

-

- Gạo Sóc thường

kg

18.500

-

- Gạo Sóc Thái

kg

20.000

-

- Gạo thơm Đài Loan

kg

21.000

-

- Gạo Nhật

kg

22.000

-

- Cám

kg

9.000 - 10.000

-

Bảng giá lúa gạo hôm nay 12/8 tại tỉnh An Giang. (Nguồn: Sở NN&PTNT An Giang)

Cũng tại chợ An Giang, thị trường giá gạo hôm nay giảm nhẹ. Cụ thể, giá lúa Nàng Nhen ghi nhận giảm 2.000 đồng/kg, xuống còn 28.000 đồng/kg. Các loại gạo khác vẫn duy trì giá ổn định trong sáng nay. Trong đó, giá gạo thường đi ngang từ 15.000 đồng/kg đến 16.000 đồng/kg.

Riêng giá cám hôm nay không ghi nhận điều chỉnh mới, ổn định trong khoảng 9.000 - 10.000 đồng/kg.

 Ảnh: Minh Thư

Rủi ro gia tăng trong xuất khẩu gạo những tháng cuối năm

Giá lúa tại ruộng hiện tăng vọt, còn giá gạo xuất khẩu lại tụt dốc. Khảo sát từ Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cho thấy, giá lúa tại ruộng đạt 7.450 đồng/kg, tăng gần 300 đồng so với tháng 7, trong khi giá lúa thường tại kho đã chạm mức 9.200 đồng/kg, tăng thêm 500 đồng, theo VnExpress.

Giá lúa tăng là tin vui cho người nông dân, nhưng lại là nỗi lo lớn với các doanh nghiệp xuất khẩu. Bà Huỳnh Thị Bích Huyền, Giám đốc Công ty xuất nhập khẩu Ngọc Quang Phát, cho biết giá lúa tăng chủ yếu do nguồn cung vụ hè thu giảm sút, cùng với ảnh hưởng của mưa bão từ tháng 8 khiến chất lượng lúa giảm.

Các nhà nhập khẩu có nhu cầu nhưng lại ép giá, chỉ chốt hợp đồng với mức giá thấp, buộc doanh nghiệp phải mua bán cầm chừng.

Ông Đinh Ngọc Tâm, Phó tổng giám đốc Công ty TNHH Cỏ May, chia sẻ lo ngại tương tự. Ông cho biết vụ hè thu năm nay bị ảnh hưởng bởi thời tiết, một số vùng chưa kịp thu hoạch đã bị mưa bão làm giảm sản lượng, đẩy giá lúa tại ruộng lên cao.

Lúa OM 18 được bán ở mức 8.500-8.700 đồng/kg, sau khi tách vỏ, giá thành đã vượt 13.000 đồng một kg. Trong khi đó, các thị trường nhập khẩu lớn chỉ chào mua với giá hơn 13.000 đồng một kg.

Điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp xuất khẩu sẽ thua lỗ nặng nếu hàng tồn kho thấp và phải mua gom từ thị trường với giá cao.

Ngoài áp lực về giá, các doanh nghiệp xuất khẩu còn đối mặt với chi phí vận tải tăng cao do xung đột quốc tế và sự biến động của tỷ giá. Tại công ty của ông Thuận, việc duy trì xuất khẩu trong bối cảnh chi phí đầu vào tăng 10-15% so với đầu năm đang là thách thức lớn.

Ông chia sẻ rằng, trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu, việc yêu cầu đối tác tăng giá là rất khó khăn, bởi người tiêu dùng có thể chuyển sang các sản phẩm thay thế.

Thêm vào đó, các doanh nghiệp Việt Nam còn gặp những thách thức pháp lý và uy tín. Gần đây, doanh nghiệp Việt bị cáo buộc liên quan tới "thổi phồng giá gạo" khi xuất khẩu sang Indonesia.

Cơ quan Hậu cần Quốc gia Indonesia và Cơ quan Lương thực Quốc gia đang bị điều tra về cáo buộc tham nhũng liên quan đến việc nhập khẩu gạo từ Việt Nam. Điều này có thể dẫn đến việc Indonesia tạm ngừng mua gạo từ Việt Nam trong một thời gian, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn cung và doanh số xuất khẩu.

Theo Bloomberg, Ấn Độ - quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới cũng đang cân nhắc cho phép xuất khẩu gạo trắng với mức thuế cố định.

Đồng thời, các cơ quan chức năng nước này có thể bỏ mức thuế 20% đối với xuất khẩu gạo, thay thế bằng thuế cố định nhằm ngăn chặn tình trạng khai báo giá thấp. Động thái này được các chuyên gia đánh giá sẽ góp phần làm hạ nhiệt giá gạo ở châu Á sau một thời gian dài leo thang.

Dù thị trường còn nhiều rủi ro, các tổ chức và doanh nghiệp xuất khẩu vẫn kỳ vọng giá thu mua từ nhà nhập khẩu sẽ tăng trong thời gian tới.

Minh Thư