|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá lúa gạo ngày 11/7 ổn định trên diện rộng

11:35 | 11/07/2024
Chia sẻ
Ghi nhận thị trường giá lúa gạo hôm nay (11/7) không ghi nhận điều chỉnh mới. Việt Nam và Philippines kỳ vọng nâng cấp quan hệ đối tác đầu tư ngành lúa gạo, nếu thành công, hai Bộ Nông nghiệp có thể khám phá liên doanh sản xuất lúa gạo, đảm bảo an ninh lương thực.

Giá lúa gạo hôm nay

Khảo sát tại An Giang cho thấy, giá lúa hôm nay (11/7) đi ngang. Trong đó, giá lúa IR 50404 tiếp tục giữ vị trí thấp nhất và đang được người dân bán với giá 6.700 - 6.900 đồng/kg

Cùng thời điểm khảo sát, thị trường giá nếp hôm nay lặng sóng. Theo đó, giá nếp đùm 3 tháng (tươi) và nếp Long An (tươi) tiếp tục giữ chung mức 7.300 - 7.500 đồng/kg. Song song đó, giá nếp Long An (khô) cũng duy trì trong khoảng 9.000 - 9.200 đồng/kg. Riêng nếp 3 tháng (khô) tạm dừng khảo sát hôm nay.

Giá lúa

ĐVT

Giá mua của thương lái (đồng)

Tăng (+), giảm (-) so với hôm trước

- Nếp 3 tháng (tươi)

kg

7.300 - 7.500

-

- Nếp Long An (tươi)

kg

7.300 - 7.500

-

- Nếp đùm 3 tháng (khô)

kg

-

-

- Nếp Long An (khô)

kg

9.000 - 9.200

-

- Lúa IR 50404

kg

6.700 - 6.900

-

- Lúa Đài thơm 8

Kg

7.100 - 7.200

-

- Lúa OM 5451

Kg

6.800 - 7.100

-

- Lúa OM 18

kg

7.000 - 7.200

-

- Nàng Hoa 9

kg

-

-

- OM 380

kg

7.200 - 7.300

-

- Lúa Nhật

kg

7.800 - 8.000

-

- Lúa IR 50404 (khô)

kg

-

 

- Lúa Nàng Nhen (khô)

kg

20.000

-

Giá gạo

 

Giá bán tại chợ

(đồng)

Tăng (+), giảm (-) so với hôm qua

-  Nếp ruột

kg

16.000 - 20.000

-

- Gạo thường

kg

15.000 - 16.000

-

- Gạo Nàng Nhen

kg

30.000

-

- Gạo thơm thái hạt dài

kg

20.000 - 21.000

-

- Gạo thơm Jasmine

kg

18.000 - 20.000

-

- Gạo Hương Lài

kg

20.000

-

- Gạo trắng thông dụng

kg

17.000

-

- Gạo Nàng Hoa

kg

20.000

-

- Gạo Sóc thường

kg

18.500

-

- Gạo Sóc Thái

kg

20.000

-

- Gạo thơm Đài Loan

kg

21.000

-

- Gạo Nhật

kg

22.000

-

- Cám

kg

9.000 - 10.000

-

Bảng giá lúa gạo hôm nay 11/7 tại tỉnh An Giang. (Nguồn: Sở NN&PTNT An Giang)

Cũng tại chợ An Giang, thị trường giá gạo hôm nay ổn định trở lại. Trong đó, giá gạo thường đi ngang trong khoảng 15.000 - 16.000 đồng/kg.

 

Tương tự, giá cám hôm nay tiếp đà đi ngang trong khoảng 9.000 - 10.000 đồng/kg.

 Ảnh: Minh Thư

Việt Nam và Philippines kỳ vọng nâng cấp quan hệ đối tác đầu tư ngành lúa gạo

Chiều ngày 9/7, tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Bộ NN và PTNT), Bộ trưởng Lê Minh Hoan đã tiếp và làm việc với ông Francisco Tiu Laurel Jr, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Philippines. Ông Francisco Tiu Laurel Jr bày tỏ sự ấn tượng đối với hoạt động sản xuất lúa gạo của Việt Nam. Trong tuần qua, đoàn Bộ Nông nghiệp Philippines đã đến tham quan khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), nơi có mô hình 1 triệu hecta lúa chất lượng cao, phát thải thấp và mô hình kinh tế nông nghiệp tuần hoàn, theo Báo Nông Nghiệp.

Lãnh đạo Philippines coi cuộc gặp gỡ với Bộ NN và PTNT là một cơ hội quan trọng để thúc đẩy hợp tác song phương trong lĩnh vực nông nghiệp, an ninh lương thực và phát triển bền vững, đồng thời thúc đẩy thương mại nông sản và kết nối doanh nghiệp hai nước. “Chuyến công tác lần này đối với chúng tôi là một lớp học thực tế quý giá. Chúng tôi đã được trực tiếp trao đổi kinh nghiệm với nông dân và doanh nghiệp ở ĐBSCL, đem lại nhiều ý tưởng mới để thúc đẩy nông nghiệp Philippines,” Bộ trưởng Francisco khẳng định.

Ngành nông - ngư nghiệp Philippines hiện đang đối mặt với những thách thức lớn do năng suất thấp và sản xuất quy mô nhỏ lẻ. Những thay đổi chính trị, xã hội và môi trường gần đây đã gây áp lực lớn lên hệ thống sản xuất và phân phối thực phẩm của Philippines, ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh lương thực và dinh dưỡng trong nước. Vì vậy, ông Francisco đánh giá cao định hướng canh tác bền vững của Việt Nam, kết hợp cơ giới hóa với việc giảm sử dụng thuốc trừ sâu và phân bón. “Phương pháp này đơn giản nhưng mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp nông dân tiết kiệm đáng kể chi phí vật tư,” Bộ trưởng Philippines nhận xét.

Trong tương lai, Philippines sẽ xem xét cơ hội nhập khẩu máy móc, vật tư và tiến tới nội địa hóa những công nghệ của Việt Nam để áp dụng cho ngành sản xuất lúa gạo tại nước này.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan đã chia sẻ thêm về Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững của Việt Nam đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045, với ba trụ cột là “nông nghiệp sinh thái - nông thôn hiện đại - nông dân văn minh”. “Với Chiến lược mới, chúng tôi đang hướng tới chuỗi giá trị nông nghiệp xanh, nông nghiệp phát thải thấp, nâng cao năng lực của các hợp tác xã, nâng cao năng lực cộng đồng nông thôn và cải thiện hạ tầng nông thôn để ứng phó với biến đổi khí hậu, cùng với việc liên kết chuỗi giá trị giữa doanh nghiệp và các tổ chức nông dân,” Bộ trưởng Lê Minh Hoan chia sẻ.

Minh Thư