|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá lúa gạo hôm nay 3/12: OM 5451 tăng 200 đồng/kg

11:03 | 03/12/2021
Chia sẻ
Giá lúa gạo hôm nay 3/12 ghi nhận lúa lúa OM 5451 lên mức 5.800 - 6.000 đồng/kg, tăng 200 đồng/kg so với hôm qua. Tỉnh Long An tổ chức hội nghị tổng kết mô hình cơ giới hóa trong gieo, cấy lúa, hỗ trợ nông dân thay đổi cách canh tác lúa hiệu quả.

Giá lúa gạo hôm nay

Tại An Giang, giá lúa hôm nay (3/12) tiếp tục tăng nhẹ 200 đồng đối với giống lúa OM 5451 lên mức 5.800 - 6.000 đồng/kg.

Giá các loại lúa còn lại đứng yên, không ghi nhận điều chỉnh mới trong hôm nay. Theo đó, lúa IR 50404 (tươi) ở mức 5.400 - 5.600 đồng/kg, Đài thơm 8 tiếp tục dao động trong khoảng 6.000 - 6.200 đồng/kg, OM 18 giữ mức 6.000 - 6.200 đồng/kg, Nàng Hoa 9 có giá 6.000 - 6.100, OM 380 giá 5.400 - 5.600 đồng/kg, lúa khô IR 50404 giữ mức 6.500 đồng/kg và Nàng Nhen khô có giá giao dịch từ 11.500 - 12.000 đồng/kg.

Nếp Long An (khô) giữ nguyên giá là 7.000 đồng/kg, nếp vỏ (tươi) đang có giá 5.100 - 5.300 đồng/kg, nếp Long An (tươi) ở mức 5.400 - 5.500 đồng/kg và nếp vỏ (khô) ở mức 6.600 - 6.900 đồng/kg.

Giá lúa

ĐVT

Giá mua của thương lái (đồng)

Tăng (+), giảm (-) so với hôm qua

- Lúa Jasmine

kg

-

-

- Lúa IR 50404

kg

5.400 - 5.600

-

- Lúa Đài thơm 8

kg

6.000 - 6.200

-

- Lúa OM 5451

kg

5.800 - 6.000

+200

- Lúa OM 380

kg

5.400 - 5.600

-

- Lúa OM 18

Kg

6.000 - 6.200

-

- Nàng Hoa 9

kg

6.000 - 6.100

-

- Lúa IR 50404 (khô)

kg

6.500

-

- Lúa Nàng Nhen (khô)

kg

11.500 - 12.000

-

- Nếp Long An (tươi)

kg

5.400 - 5.500

 

- Nếp vỏ (tươi)

kg

5.100 - 5.300

-

- Nếp Long An (khô)

kg

7.000

-

- Nếp vỏ (khô)

kg

6.600 - 6.900

-

Giá gạo

 

Giá bán tại chợ

(đồng)

Tăng (+), giảm (-) so với hôm qua

- Gạo thường

kg

11.500 - 12.500

-

- Gạo Nàng Nhen

kg

20.000

-

- Gạo thơm thái hạt dài

kg

18.000 - 19.000

-

- Gạo thơm Jasmine

kg

15.000 - 16.000

-

- Gạo Hương Lài

kg

19.000

-

- Gạo trắng thông dụng

kg

14.000

-

- Gạo Nàng Hoa

kg

17.500

-

- Gạo Sóc thường

kg

14.000

-

- Gạo Sóc Thái

kg

18.000

-

- Gạo thơm Đài Loan

kg

20.000

-

- Gạo Nhật

kg

20.000

-

- Nếp ruột

kg

13.000 - 14.000

-

- Cám

kg

7.000 - 7.500

-

Bảng giá lúa gạo hôm nay 3/12 tại tỉnh An Giang. (Nguồn: Sở NN&PTNT An Giang) 

Còn với các loại lúa, tại chợ An Giang, giá vẫn ổn định như gạo thường có giá 11.500 - 12.500 đồng/kg, gạo nàng Nhen ở mốc 20.000 đồng/kg, gạo thơm thái hạt dài giữ nguyên giá 18.000 - 19.000 đồng/kg, gạo Hương Lài đang có giá 19.000 đồng/kg, giá gạo trắng thông dụng vẫn neo ở mức giá cũ 14.000 đồng/kg và gạo Nàng hoa có giá 17.500 đồng/kg.

Một số loại gạo khác như Sóc thường có giá 14.000 đồng/kg, Sóc Thái giá 18.000 đồng/kg, gạo thơm Đài Loan giá 20.000 đồng/kg, gạo Nhật giá 20.000 đồng/kg và nếp ruột 14.000 đồng/kg chưa thay đổi giá bán so với ngày hôm qua.

Theo báo Hậu Giang, các cơ sở đã chuẩn bị hơn 300 tấn lúa giống xác nhận để phục vụ cho nông dân trong vụ Đông xuân tới đây, chủ yếu xuất xứ từ Viện lúa ĐBSCL với các loại giống như: IR 50404, OM 18, Đài thơm 8, ST 24. Giá bán dao động từ 14.000 - 20.000 đồng/kg (tùy loại), bình quân tăng gần 500 đồng/kg so với cùng kỳ năm trước.

Tổng kết mô hình cơ giới hóa trong gieo, cấy lúa tại Long An

Ngày 2/12, Chi cục Phát triển nông thôn và Thủy Lợi tỉnh Long An tổ chức hội nghị tổng kết mô hình cơ giới hóa trong gieo, cấy lúa tại hợp tác xã Nước Trong, xã Thủy Đông, huyện Thạnh Hóa, theo báo Long An.

Nhằm đẩy mạnh việc ứng dụng cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp, Chi cục Phát triển nông thôn và Thủy Lợi tỉnh đã phối hợp Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thạnh Hóa, UBND xã Thủy Đông chọn Hợp tác xã Nước Trong để triển khai thực hiện mô hình với quy mô 20 ha.

Khi tham gia mô hình, nông dân được hỗ trợ 40% chi phí thực hiện (không quá 300 triệu đồng/mô hình); 40% chi phí đối với các khoản mục máy cấy, hệ thống gieo sạ mạ khay và khay mạ.

Trong quá trình thực hiện, ngành nông nghiệp huyện cũng sẽ tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật, thường xuyên cùng nông dân thăm đồng và hướng dẫn, nhắc nhở nông dân ứng dụng đúng quy trình kỹ thuật.

Qua quá trình triển khai thực tế cho thấy, khâu sản xuất mạ khay được cơ giới hóa nên chủ động trong việc gieo và chăm sóc mạ, bảo vệ mạ tránh được những điều kiện thời tiết bất thuận. Việc đưa cơ giới hóa vào khâu gieo mạ và cấy giúp nông dân tiết kiệm chi phí sản xuất do giảm lượng phân bón, giảm sâu bệnh, giảm cỏ dại và nhân công.

Đồng thời, mô hình cũng giúp nông dân tiếp cận với tiến bộ kỹ thuật, từ đó mạnh dạn ứng dụng cơ giới hóa vào đồng ruộng, đặc biệt là ứng dụng máy cấy vào sản xuất. Ngoài ra, mô hình cũng giúp nông dân thay đổi nhận thức trong canh tác lúa, hướng đến giảm tác hại đến môi trường, sức khỏe cho con người và góp phần tạo điều kiện cho ngành nông nghiệp chuyển dịch từ sản xuất thủ công kém hiệu quả sang cơ giới hóa, hiện đại hóa.

Nhã Lam