|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá lúa gạo hôm nay 27/7: Nhiều giống lúa, nếp giảm 100 - 200 đồng/kg

11:54 | 27/07/2022
Chia sẻ
Giá lúa gạo hôm nay  27/7 ghi nhận các mặt hàng như IR 50404, OM 5451, OM 18, Nàng Hoa 9 và nếp Long An (tươi) giảm từ 100 đồng/kg đến 200 đồng/kg. Cà Mau đã chủ động lựa chọn những giống lúa phù hợp với vụ sản xuất lúa tôm 2022, nhằm hạn chế rủi ro diễn biến thời tiết và dịch bệnh.

Giá lúa gạo hôm nay

Tại An Giang, giá lúa hôm nay (27/7) điều chỉnh giảm đối với các loại lúa như IR 50404, OM 5451, OM 18 và Nàng Hoa 9.

Cụ thể, lúa IR 50404 giảm 200 đồng/kg xuống còn 5.400 - 5.500 đồng/kg. Cùng hạ nhẹ 200 đồng/kg còn có lúa OM 5451, hiện thương lái đang thu mua với giá 5.300 - 5.500 đồng/kg. Lúa OM 18 cũng giảm 200 đồng/kg trong hôm nay và đang giao dịch với giá 5.700 - 5.900 đồng/kg. Riêng Nàng Hoa 9 giảm 100 đồng/kg xuống khoảng 5.800 - 5.900 đồng/kg.

Cùng với xu hướng giảm của thị trường, giá nếp cũng có một số thay đổi trong hôm nay. Theo đó, nếp Long An (tươi) giảm 100 đồng/kg, hiện có giá là 6.100 - 6.200 đồng/kg. Các mặt hàng khác không thay đổi, nếp AG (tươi) hiện thu mua trong khoảng 5.800 - 5.900 đồng/kg; Nếp AG (khô) giữ nguyên khoảng 7.500 - 7.600 đồng/kg và nếp ruột có giá là 14.000 - 15.000 đồng/kg.

Giá lúa

ĐVT

Giá mua của thương lái (đồng)

Tăng (+), giảm (-) so với hôm qua

- Lúa Jasmine

kg

-

-

- Lúa IR 50404

kg

5.400 - 5.500

-200

- Lúa Đài thơm 8

kg

5.600 - 5.800

-

- Lúa OM 5451

kg

5.300 - 5.500

-200

- Lúa OM 380

kg

-

-

- Lúa OM 18

Kg

5.700 - 5.900

-200

- Lúa ST 24

Kg

-

 

- Lúa Nhật

Kg

7.000 - 7.200

-

- Nàng Hoa 9

kg

5.800 - 5.900

-100

- Lúa IR 50404 (khô)

kg

6.500

-

- Lúa Nàng Nhen (khô)

kg

11.500 - 12.000

-

- Nếp ruột

kg

14.000 - 15.000

-

- Nếp Long An (tươi)

kg

6.100 - 6.200

-100

- Nếp AG (tươi)

 

5.800 - 5.900

-

- Nếp AG (khô)

kg

7.500 - 7.600

-

- Nếp Long An (khô)

kg

-

-

Giá gạo

 

Giá bán tại chợ

(đồng)

Tăng (+), giảm (-) so với hôm qua

- Gạo thường

kg

11.500 - 12.500

-

- Gạo Nàng Nhen

kg

20.000

-

- Gạo thơm thái hạt dài

kg

18.000 - 19.000

-

- Gạo thơm Jasmine

kg

14.000 - 15.000

-

- Gạo Hương Lài

kg

19.000

-

- Gạo trắng thông dụng

kg

14.000

-

- Gạo Nàng Hoa

kg

17.500

-

- Gạo Sóc thường

kg

14.000

-

- Gạo Sóc Thái

kg

18.000

-

- Gạo thơm Đài Loan

kg

20.000

-

- Gạo Nhật

kg

20.000

-

- Cám

kg

7.000 - 8.000

-

Bảng giá lúa gạo hôm nay 27/7 tại tỉnh An Giang. (Nguồn: Sở NN&PTNT An Giang) 

Với mặt hàng gạo, giá gạo thành phẩm tiếp tục đi ngang trong hôm nay. Hiện giá gạo NL IR 504 ở mức 8.000 – 8.100 đồng/kg; gạo thành phẩm 8.600 – 8.700 đồng/kg. Với mặt hàng phụ phẩm, giá tấm IR 504 đứng ở mức 8.100 – 8.200 đồng/kg; cám khô 8.200, giảm 400 – 500 đồng/kg.

Giá gạo bán lẻ tại chợ An Giang không biến động. Giá gạo thường hiện neo tại mốc 11.500 - 12.500 đồng/kg, gạo Nàng Nhen đi ngang với giá 20.000 đồng/kg, gạo thơm Thái hạt dài dao động trong khoảng 18.000 - 19.000 đồng/kg, gạo Sóc thường giữ mức 14.000 đồng/kg, gạo thơm Jasmine có giá là 14.000 - 15.000 đồng/kg, gạo Nhật chững lại tại mốc 20.000 đồng/kg và cám với giá là 7.500 - 8.000 đồng/kg. 

Ảnh minh họa: Nhã Lam 

Cà Mau: Chọn giống lúa phù hợp với vụ lúa tôm 2022

Để chủ động mùa vụ sản xuất lúa tôm, hạn chế rủi ro diễn biến thời tiết và dịch bệnh trong sản xuất, Sở NN&PTNT tỉnh Cà Mau vừa thông báo hướng dẫn lịch thời vụ xuống giống và cơ cấu giống lúa cho sản xuất lúa tôm năm 2022. 

Theo ngành nông nghiệp tỉnh Cà Mau từ nay đến cuối năm 2022, dự báo có khoảng 10 - 12 cơn bão, áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) hoạt động trên biển Đông, trong đó có từ 4 - 6 cơn bão ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta, theo báo Nông nghiệp Việt Nam.

Tuy nhiên, số cơn bão và áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) mức xấp xỉ và thấp hơn trung bình nhiều năm. Mùa mưa bão ảnh hưởng đến Việt Nam muộn và kết thúc muộn hơn trung bình nhiều năm. Đề phòng khả năng có bão hoặc ATNĐ ảnh hưởng tới Nam Bộ và chủ động trong sản xuất, lịch thời vụ xuống giống và cơ cấu giống lúa cho sản xuất lúa tôm năm 2022, trên địa bàn tỉnh Cà Mau được chia và 2 đợt xuống giống như sau:

Xuống giống đợt I, thời gian từ 1/9 đến 15/9 dương lịch 2022, phương pháp xuống giống áp dụng biện pháp sạ gát ở vùng đất gò, cao, đất được xới trục, ít cỏ dại, bơm tháo nước tốt rửa mặn. Đối với vùng áp dụng phương pháp cấy, ném (đất bị trũng khó tháo nước) làm mạ trong tháng 8, cấy ném vào tháng 9, thời gian mạ từ 15 đến 17 ngày đối với nhóm giống ST.

Địa bàn xuống giống, huyện Thới Bình gồm các xã: Tân Lộc, Tân Lộc Bắc, Tân Phú, Tân Lộc Đông; huyện Trần Văn Thời gồm các xã: Khánh Bình, Khánh Bình Đông, Lợi An, Phong Lạc; huyện U Minh gồm các xã: Khánh An, Nguyễn Phích, một phần Khánh Lâm; huyện Cái Nước gồm các xã: Thạnh Phú, Phú Hưng, Hòa Mỹ và thị trấn Cà Mau gồm các xã, phường: An Xuyên, Lý Văn Lâm, Tân Thành, phường 8, Tân Xuyên.Xuống giống đợt 2, thời gian từ 15/9 dương lịch đến đầu tháng 10/2022.

Phương pháp xuống giống, áp dụng biện pháp gieo mạ cấy, ném cho những vùng đất ngập sâu trũng. Đối với những vùng có thể tháo nước đất gò cao có thể áp dụng phương pháp sạ gát. Địa bàn gieo sạ huyện Thới Bình gồm các xã, thị trấn: Trí Phải, Trí Lực, Biển Bạch Đông, Tân Bằng, Biển Bạch, Thới Bình, Hồ Thị Kỷ và thị trấn Thới Bình; huyện U Minh gồm các xã, thị trấn: Khánh Thuận, Khánh Hòa, Khánh Tiến, Khánh Hội, một phần Khánh Lâm và TT U Minh.

Theo Sở NN&PTNT tỉnh Cà Mau, cho biết, tùy vào điều kiện tình hình thời tiết diễn biến ở từng vùng, tiểu vùng tại các địa phương, trường hợp các điều kiện như lượng mưa thấp, độ mặn còn cao không đảm bảo cho xuống giống đợt I, tiếp tục chờ mưa, rửa mặn xuống giống trong đợt 2. Ngược lại nếu điều kiện thời tiết mưa nhiều, độ mặn giảm đảm bảo cho xuống giống các vùng gieo cấy ở đợt 2 có thể xuống giống trong đợt I.

Ông Phan Hoàng Vũ, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Cà Mau, chia sẻ: Việc cơ cấu giống lúa, tỉnh Cà Mau chọn giống lúa cao sản đạt tiêu chuẩn cấp xác nhận, giống thích ứng với điều kiện phèn mặn, năng suất cao, chất lượng, phù hợp với điều kiện canh tác địa phương đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu như: Nhóm giống lúa chất lượng cao: OM5451, OM18, BTE1,… bố trí sản xuất diện rộng khoảng 30 - 40% diện tích.

Theo ông Vũ, cần bố trí thời vụ và cơ cấu giống lúa phù hợp cho từng vùng, tiểu vùng cụ thể, đặc biệt phải tổ chức sản xuất tập trung cho các vùng sản xuất lúa chất lượng cao, lúa đặc sản, lúa hữu cơ. Tuyên truyền vận động nông dân chuyển đổi giống lúa mùa địa phương dài ngày (Một bụi đỏ) sang giống lúa cao sản ngắn ngày để rút ngắn thời vụ nhằm giảm thiệt hại cuối vụ. Để đảm bảo rửa mặn triệt để, đề nghị các địa phương khuyến cáo nông dân cắt vụ nuôi tôm sú tranh thủ tháo nước rửa mặn liên tục khi có mưa.

Nhã Lam