|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá lúa gạo hôm nay 26/7: Thị trường đi ngang trở lại trên nhiều giống lúa, gạo và nếp

12:16 | 26/07/2022
Chia sẻ
Giá lúa gạo hôm nay 26/7 không biến động. Kiên Giang ký hợp tác với một doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực chế biến gạo xuất khẩu ở miền Tây, định hướng phát triển vùng nguyên liệu lúa chất lượng cao lên tới 300.000ha.

Giá lúa gạo hôm nay

Tại An Giang, giá lúa hôm nay (26/7) chưa ghi nhận điều chỉnh trong ngày. Cụ thể, lúa IR 50404 không biến động, ghi nhận ở mức 5.500 - 5.700 đồng/kg, lúa IR 50404 (khô) đang có giá là 6.500 đồng/kg, Nàng Hoa 9 thu mua trong khoảng 6.100 - 6.200 đồng/kg, Nàng Nhen (khô) chững lại trong khoảng 11.500 - 12.000 đồng/kg và lúa Nhật có giá là 7.000 - 7.200 đồng/kg. 

Giá nếp trong ngày tiếp tục chững lại trên diện rộng. Theo đó, nếp AG (tươi) hiện thu mua trong khoảng 5.800 - 5.900 đồng/kg; Nếp Long An (tươi) giao dịch trong khoảng 6.100 - 6.300 đồng/kg, Nếp AG (khô) giữ nguyên khoảng 7.500 - 7.600 đồng/kg và nếp ruột có giá là 14.000 - 15.000 đồng/kg.

Giá lúa

ĐVT

Giá mua của thương lái (đồng)

Tăng (+), giảm (-) so với hôm qua

- Lúa Jasmine

kg

-

-

- Lúa IR 50404

kg

5.500 - 5.700

-

- Lúa Đài thơm 8

kg

5.600 - 5.800

-

- Lúa OM 5451

kg

5.500 - 5.700

-

- Lúa OM 380

kg

-

-

- Lúa OM 18

Kg

5.900 - 6.100

-

- Lúa ST 24

Kg

-

 

- Lúa Nhật

Kg

7.000 - 7.200

-

- Nàng Hoa 9

kg

5.800 - 6.000

-

- Lúa IR 50404 (khô)

kg

6.500

-

- Lúa Nàng Nhen (khô)

kg

11.500 - 12.000

-

- Nếp ruột

kg

14.000 - 15.000

-

- Nếp Long An (tươi)

kg

6.100 - 6.300

-

- Nếp AG (tươi)

 

5.800 - 5.900

-

- Nếp AG (khô)

kg

7.500 - 7.600

-

- Nếp Long An (khô)

kg

-

-

Giá gạo

 

Giá bán tại chợ

(đồng)

Tăng (+), giảm (-) so với hôm qua

- Gạo thường

kg

11.500 - 12.500

-

- Gạo Nàng Nhen

kg

20.000

-

- Gạo thơm thái hạt dài

kg

18.000 - 19.000

-

- Gạo thơm Jasmine

kg

14.000 - 15.000

-

- Gạo Hương Lài

kg

19.000

-

- Gạo trắng thông dụng

kg

14.000

-

- Gạo Nàng Hoa

kg

17.500

-

- Gạo Sóc thường

kg

14.000

-

- Gạo Sóc Thái

kg

18.000

-

- Gạo thơm Đài Loan

kg

20.000

-

- Gạo Nhật

kg

20.000

-

- Cám

kg

7.000 - 8.000

-

Bảng giá lúa gạo hôm nay 26/7 tại tỉnh An Giang. (Nguồn: Sở NN&PTNT An Giang) 

Với mặt hàng gạo, giá gạo thành phẩm chững lại sau phiên điều chỉnh giảm. Hiện giá gạo NL IR 504 ở mức 8.000 – 8.100 đồng/kg; gạo thành phẩm 8.600 – 8.700 đồng/kg. Với mặt hàng phụ phẩm, giá tấm IR 504 đứng ở mức 8.100 – 8.200 đồng/kg; cám khô 8.200, giảm 400 – 500 đồng/kg.

Giá gạo bán lẻ tại chợ An Giang duy trì mốc giá cũ. Giá gạo thường hiện neo tại mốc 11.500 - 12.500 đồng/kg, gạo Nàng Nhen đi ngang với giá 20.000 đồng/kg, gạo thơm Thái hạt dài dao động trong khoảng 18.000 - 19.000 đồng/kg, gạo Sóc thường giữ mức 14.000 đồng/kg, gạo thơm Jasmine có giá là 14.000 - 15.000 đồng/kg, gạo Nhật chững lại tại mốc 20.000 đồng/kg và cám với giá là 7.500 - 8.000 đồng/kg.

 Ảnh minh họa: Nhã Lam 

 

Kiên Giang: Phát triển vùng nguyên liệu lúa chất lượng cao lên tới 300.000ha

Theo báo cáo cung cấp thông tin tình hình sản xuất nông nghiệp 6 tháng đầu năm 2022 của Sở NN&PTNT tỉnh Kiên Giang, tổng diện tích gieo trồng lúa vụ mùa và đông xuân trên địa bàn tỉnh hơn 351.000ha, tổng sản lượng trên 2.450.000 tấn. Trong đó, diện tích lúa chất lượng cao chiếm trên 94%. Ngành nông nghiệp tỉnh đã xây dựng được 310 cánh đồng lớn, với diện tích 61.074ha, sản lượng ước đạt 458.055 tấn.

Kế hoạch phát triển vùng nguyên liệu lúa chất lượng cao của tỉnh Kiên Giang được định hướng triển khai từ nay tới ngày 31/12/2024, sau đó ngành nông nghiệp tỉnh sẽ tiến hành rà soát và đánh giá lại hiệu quả, trước khi triển khai giai đoạn tiếp theo, theo Nông nghiệp Việt Nam.

Ông Lê Hữu Toàn, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Kiên Giang cho hay, định hướng phát triển này sẽ tập trung vào sản xuất các giống lúa chất lượng cao, phân thành 3 nhóm để phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu.

Theo đó, nhóm 1 là nhóm lúa đại trà đạt tiêu chuẩn. Nhóm 2 là giống lúa đạt tiêu chuẩn SRP để xuất khẩu tới các thị trường khó tính như Nhật Bản, Châu Âu, Mỹ, đây cũng là nhóm được ông Toàn đánh giá là hết sức quan trọng đối với sự phát triển của thị trường lúa gạo tại tỉnh Kiên Giang. Nhóm 3 là các giống lúa hướng tới sản xuất đạt chuẩn hữu cơ. “Định hướng từng nhóm thị trường và mục tiêu cụ thể để từ đó ngành nông nghiệp sẽ mở rộng diện tích”, ông Toàn cho biết thêm.

Đối tượng được tỉnh Kiên Giang lựa chọn tham gia vào dự án này là các hợp tác xã (HTX) đóng vai trò nòng cốt. Ông Toàn thông tin, ngành nông nghiệp có kế hoạch dự kiến thành lập 3 liên hiệp HTX để đầu tư ở các vùng U Minh Thượng, Tây sông Hậu (như huyện Giồng Riềng, Châu Thành, Gò Quao) và vùng Tứ giác Long Xuyên (ở các huyện Hòn Đất, Kiên Lương, Giang Thành).

Vùng nguyên liệu này sẽ được cấp mã số vùng trồng, ứng dụng các mô hình sản xuất hiệu quả cao như: canh tác không dùng tiền mặt, mặt ruộng không dấu chân – cơ giới hóa đồng bộ, rải vụ trong vụ – để tạo ra sản phẩm lúa gạo đáp ứng yêu cầu của nhà nhập khẩu. 

Bên cạnh đó, quy trình canh tác đối với vùng nguyên liệu lúa chất lượng cao này, đảm bảo theo tiêu chuẩn SRP, sử dụng các giống lúa phù hợp, kết hợp giữa 3 yếu tố sinh học – hữu cơ – hóa học và các dịch vụ cơ giới tiên tiến nhằm tạo ra lúa thương phẩm đạt chuẩn của từng thị trường mục tiêu.

Nhã Lam