|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá lúa gạo hôm nay 25/7: Tiếp tục giảm 100 - 200 đồng/kg trong phiên đầu tuần

12:11 | 25/07/2022
Chia sẻ
Giá lúa gạo hôm nay 25/7 điều chỉnh giảm nhẹ trên một số mặt hàng lúa và gạo thành phẩm. Năm nay tình trạng nông dân Nghệ An bỏ hoang ruộng vụ Hè Thu có xu hướng gia tăng. Một số diện tích bị bỏ không suốt 7 tháng liền, gây lãng phí nguồn tài nguyên.

Giá lúa gạo hôm nay

Tại An Giang, giá lúa hôm nay (25/7) ghi nhận giảm 100 - 200 đồng/kg. Cụ thể, lúa Đài thơm 8 tiếp tục giảm 200 đồng/kg xuống còn 5.600 - 5.800 đồng/kg. Tiếp đó, OM 5451 giảm 100 đồng/kg, hiện có giá là 5.500 - 5.700 đồng/kg. 

Các giống lúa còn lại không biến động. Theo đó, lúa IR 50404 không biến động, ghi nhận ở mức 5.500 - 5.700 đồng/kg, lúa IR 50404 (khô) đang có giá là 6.500 đồng/kg, Nàng Hoa 9 thu mua trong khoảng 6.100 - 6.200 đồng/kg, Nàng Nhen (khô) chững lại trong khoảng 11.500 - 12.000 đồng/kg và lúa Nhật có giá là 7.000 - 7.200 đồng/kg. 

Giá nếp trong ngày đầu tuần chưa ghi nhận điều chỉnh mới. Theo đó, nếp AG (tươi) hiện thu mua trong khoảng 5.800 - 5.900 đồng/kg; Nếp Long An (tươi) giao dịch trong khoảng 6.100 - 6.300 đồng/kg, Nếp AG (khô) giữ nguyên khoảng 7.500 - 7.600 đồng/kg và nếp ruột có giá là 14.000 - 15.000 đồng/kg.

Giá lúa

ĐVT

Giá mua của thương lái (đồng)

Tăng (+), giảm (-) so với hôm qua

- Lúa Jasmine

kg

-

-

- Lúa IR 50404

kg

5.500 - 5.700

-

- Lúa Đài thơm 8

kg

5.600 - 5.800

-200

- Lúa OM 5451

kg

5.500 - 5.700

-100

- Lúa OM 380

kg

-

-

- Lúa OM 18

Kg

5.900 - 6.100

-

- Lúa ST 24

Kg

-

 

- Lúa Nhật

Kg

7.000 - 7.200

-

- Nàng Hoa 9

kg

5.800 - 6.000

-

- Lúa IR 50404 (khô)

kg

6.500

-

- Lúa Nàng Nhen (khô)

kg

11.500 - 12.000

-

- Nếp ruột

kg

14.000 - 15.000

-

- Nếp Long An (tươi)

kg

6.100 - 6.300

-

- Nếp AG (tươi)

 

5.800 - 5.900

-

- Nếp AG (khô)

kg

7.500 - 7.600

-

- Nếp Long An (khô)

kg

-

-

Giá gạo

 

Giá bán tại chợ

(đồng)

Tăng (+), giảm (-) so với hôm qua

- Gạo thường

kg

11.500 - 12.500

-

- Gạo Nàng Nhen

kg

20.000

-

- Gạo thơm thái hạt dài

kg

18.000 - 19.000

-

- Gạo thơm Jasmine

kg

14.000 - 15.000

-

- Gạo Hương Lài

kg

19.000

-

- Gạo trắng thông dụng

kg

14.000

-

- Gạo Nàng Hoa

kg

17.500

-

- Gạo Sóc thường

kg

14.000

-

- Gạo Sóc Thái

kg

18.000

-

- Gạo thơm Đài Loan

kg

20.000

-

- Gạo Nhật

kg

20.000

-

- Cám

kg

7.000 - 8.000

-

Bảng giá lúa gạo hôm nay 25/7 tại tỉnh An Giang. (Nguồn: Sở NN&PTNT An Giang) 

Với mặt hàng gạo, giá gạo thành phẩm tiếp tục điều chỉnh giảm. Hiện giá gạo NL IR 504 ở mức 8.000 - 8.100 đồng/kg, giảm 200 đồng/kg; gạo thành phẩm 8.600 - 8.700 đồng/kg. Với mặt hàng phụ phẩm, giá tấm IR 504 đứng ở mức 8.100 - 8.200 đồng/kg, giảm 100 - 150 đồng/kg; cám khô 8.200, giảm 400 - 500 đồng/kg.

Giá gạo bán lẻ tại chợ An Giang tiếp tục đứng yên trong hôm nay. Giá gạo thường hiện neo tại mốc 11.500 - 12.500 đồng/kg, gạo Nàng Nhen đi ngang với giá 20.000 đồng/kg, gạo thơm Thái hạt dài dao động trong khoảng 18.000 - 19.000 đồng/kg, gạo Sóc thường giữ mức 14.000 đồng/kg, gạo thơm Jasmine có giá là 14.000 - 15.000 đồng/kg, gạo Nhật chững lại tại mốc 20.000 đồng/kg và cám với giá là 7.500 - 8.000 đồng/kg. 

 Ảnh minh họa: Nhã Lam 

Bỏ hoang ruộng vụ Hè Thu có xu hướng gia tăng ở Nghệ An

Chuyện người nông dân bỏ ruộng trong vụ Hè Thu có nhiều nguyên nhân, nhưng vẫn chung một mấu chốt đó là làm ruộng thu nhập quá thấp, có nơi do điều kiện tự nhiên nên bấp bênh thậm chí thua lỗ. Tuy nhiên, nông dân bỏ ruộng không phải vì chán nghề, mà vì nghề trồng lúa không còn đáp ứng nhu cầu cuộc sống của họ, theo báo Nghệ An.

Tại các huyện được mệnh danh là “vựa lúa” của Nghệ An như: Yên Thành, Đô Lương, Hưng Nguyên, Nam Đàn, Quỳnh Lưu,… không chỉ các cánh đồng ở vùng bán sơn địa điều kiện tưới tiêu khó khăn mà cả diện tích đất lúa, vốn chủ động được nước tưới nhưng người dân vẫn bỏ hoang, không sản xuất trong vụ Hè Thu. 

Ở huyện Yên Thành, tình trạng ruộng bỏ hoang vụ Hè Thu không ít. Ông Cung Đình Chính ở xóm Đồng Bàn, xã Lăng Thành cho hay: Làm ruộng bây giờ nhàn, gần như 100% từ khâu làm đất đến thu hoạch đều có thể thuê máy móc. Nhưng tính toán cho thấy, do tiền công và phân bón đều tăng, trong khi sản xuất Hè Thu đạt năng suất thấp, nên làm sẽ không có lãi, thậm chí lỗ.

Tại một số xã ven thành phố Vinh và huyện Hưng Nguyên, tình hình cũng tương tự khi hầu hết bà con nông dân chỉ sản xuất vụ xuân, còn vụ Hè Thu, thậm chí là vụ đông đều để hoang.

Nghệ An có 84.000ha đất sản xuất 2 vụ lúa/năm. Theo số liệu của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh, vụ Hè Thu năm nay, toàn tỉnh chỉ gieo trồng 60.850ha. Kế hoạch của huyện là đưa vào gieo cấy 11.500ha, còn lại 500ha thuộc vùng sâu trũng, huyện không khuyến khích gieo cấy. Như vậy, vụ Hè Thu này trên địa bàn Yên Thành có khoảng gần 1.000ha bỏ hoang. 

Đa số bà con nông dân cho rằng, giải pháp cốt yếu nhất là hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp cần làm tốt vai trò của mình, nhằm cung ứng các loại dịch vụ đầu vào cho nông dân và liên kết với doanh nghiệp để bao tiêu đầu ra sản phẩm.

Một vấn đề nữa, hiện nay ruộng vẫn còn manh mún và chưa đa dạng cây trồng, do vậy giải pháp khép kín cây trồng vụ Hè Thu là cần tiếp tục dồn điền đổi thửa, từ đó chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo từng vùng cho phù hợp, tạo hàng hóa tập trung và không nhất thiết phải làm lúa, để thuận lợi cho liên kết với doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm.

Trong bối cảnh giá đầu vào tăng cao như hiện nay, cần có các giải pháp căn cơ để bà con nông dân quay lại với đồng ruộng. Đầu tiên, cần có sự liên kết sản xuất giữa doanh nghiệp với nông dân, có thể là sản xuất lúa giống, lúa thương phẩm chất lượng cao để giải quyết đầu ra ổn định và lâu dài. 

Đã đến lúc Nghệ An không nên chạy theo về năng suất và sản lượng, bởi lúa gạo chất lượng thấp khó tiêu thụ và giá bán thấp, dẫn đến nông dân thua lỗ. Thay vào đó là hướng đến sản xuất các loại lúa có chất cao: TS25, TS24, hương thơm, bắc thơm… được người tiêu dùng ưa chuộng, giá bán cao trên thị trường. 

Ngoài ra, trong bối cảnh giá vật tư, giống… tăng cao như hiện nay, phía Nhà nước cần có cơ chế hỗ trợ cho nông dân để khuyến khích, động viên bà con bám ruộng.

Nhã Lam