|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá lúa gạo hôm nay 27/10: Nếp Long An khô tăng 100 đồng/kg sau nhiều ngày ổn định

12:14 | 27/10/2022
Chia sẻ
Khảo sát tại tỉnh An Giang, giá lúa gạo hôm nay 27/10 biến động trong khoảng 100 - 200 đồng/kg ở một số ít mặt hàng lúa và nếp. Tỉnh Hậu Giang hướng tới nông nghiệp xanh, chuyển sang mô hình lúa gạo carbon thấp nhằm đảm bảo năng suất, thu nhập cho người dân và bảo vệ môi trường.

Xem thêm: Giá lúa gạo hôm nay 28/10

Giá lúa gạo hôm nay

Khảo sát tại An Giang cho thấy, giá lúa hôm nay (27/10) tăng trong khoảng 100 - 200 đồng/kg ở mặt hàng lúa, nếp. 

Cụ thể, lúa Nàng Hoa 9 tiếp tục tăng 200 đồng/kg lên khoảng 6.600 - 6.800 đồng/kg.

Các loại lúa khác có giá duy trì trong khoảng 6.200 - 12.000 đồng/kg, như sau: Lúa OM 18 giá 6.000 - 6.200 đồng/kg, giá lúa IR 50404 trong khoảng 6.200 - 6.300 đồng/kg, lúa Đài thơm 8 và lúa OM 5451 cùng có giá 6.200 - 6.400 đồng/kg, lúa Nhật giá 7.600 - 7.800 đồng/kg, lúa Nàng Nhen (khô) giá 11.500 - 12.000 đồng/kg. Riêng, lúa IR 50404 (khô) ghi nhận ngừng khảo sát nhiều ngày liên tiếp.

Đối với mặt hàng nếp, nếp Long An (khô) tăng 100 đồng/kg, lên khoảng 8.700 - 9.100 đồng/kg, các mặt hàng khác tiếp tục chững giá. Nếp AG (khô) hiện có giá dao động trong khoảng 8.400 - 8.500 đồng/kg, nếp ruột có giá bán tại chợ trong khoảng 14.000 - 15.000 đồng/kg. Nếp AG (tươi) và nếp Long An (tươi) ghi nhận đã ngừng khảo sát trong nhiều ngày liên tiếp.

Giá lúa

ĐVT

Giá mua của thương lái (đồng)

Tăng (+), giảm (-) so với hôm qua

- Nếp AG (tươi)

kg

-

-

- Nếp Long An (tươi)

kg

-

-

- Nếp AG (khô)

kg

8.400 - 8.500

-

- Nếp Long An (khô)

kg

8.700 - 9.100

+100

- Lúa IR 50404

kg

6.200 - 6.300

-

- Lúa Đài thơm 8

kg

6.200 - 6.400

-

- Lúa OM 5451

kg

6.200 - 6.400

-

- Lúa OM 18

kg

6.000 - 6.200

-

- Nàng Hoa 9

kg

6.400 - 6.600

+200

- Lúa Nhật

kg

7.600 - 7.800

-

- Lúa IR 50404 (khô)

kg

-

-

- Lúa Nàng Nhen (khô)

kg

11.500 - 12.000

-

Giá gạo

 

Giá bán tại chợ

(đồng)

Tăng (+), giảm (-) so với hôm qua

- Nếp ruột

kg

14.000 - 15.000

-

- Gạo thường

kg

11.500 - 12.500

-

- Gạo Nàng Nhen

kg

20.000

-

- Gạo thơm thái hạt dài

kg

18.000 - 19.000

-

- Gạo thơm Jasmine

kg

15.000

-

- Gạo Hương Lài

kg

19.000

-

- Gạo trắng thông dụng

kg

14.000

-

- Gạo Nàng Hoa

kg

17.500

-

- Gạo Sóc thường

kg

13.500 - 14.500

-

- Gạo Sóc Thái

kg

18.000

-

- Gạo thơm Đài Loan

kg

20.000

-

- Gạo Nhật

kg

20.000

-

- Cám

kg

7.500 - 8.000

-

Bảng giá lúa gạo hôm nay 27/10 tại tỉnh An Giang. (Nguồn: Sở NN&PTNT An Giang)

Với mặt hàng gạo, giá gạo nguyên liệu thành phẩm điều chỉnh tăng. Cụ thể, gạo nguyên liệu đang được thương lái thu mua ở mức 9.250 đồng/kg, tăng 100 đồng/kg, gạo thành phẩm ở mức 9.900 đồng/kg, tăng 100 đồng/kg.

Khảo sát tại chợ An Giang cho thấy, các loại gạo chững giá trong khoảng 11.500 - 20.000 đồng/kg. Gạo thường có giá 11.500 - 12.500 đồng/kg, gạo Sóc thường được bán với giá 13.500 - 14.500 đồng/kg, giá gạo trắng thông dụng hiện ở mức 14.000 đồng/kg, gạo thơm Jasmine có giá 15.000 đồng/kg, giá gạo Nàng Hoa duy trì ở mức 17.500 đồng/kg, gạo Sóc Thái có giá 18.000 đồng/kg, giá gạo thơm thái hạt dài ổn định trong khoảng 18.000 - 19.000 đồng/kg, gạo Hương Lài có giá 19.000 đồng/kg. Giá gạo Nàng Nhen, gạo Nhật và gạo thơm Đài Loan tiếp tục giữ mức 20.000 đồng/kg. 

Giá cám tại chợ trong khoảng 7.500 - 8.000 đồng/kg. 

Ảnh minh họa: Anh Thư

Hậu Giang: Hướng tới nông nghiệp xanh, chuyển sang mô hình lúa gạo carbon thấp

Vừa qua, trong khuôn khổ dự án Chuyển đổi Nông nghiệp Bền vững ở Việt Nam (VnSAT) do Ngân hàng Thế giới tài trợ, hơn 184.000ha đất lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã thí điểm thành công mô hình canh tác bền vững, giảm phát thải, theo báo Hậu Giang.

Các thí điểm tại đồng ruộng vùng ĐBSCL cho thấy việc sử dụng công nghệ IoT - cảm biến nước đã giúp nông dân tối ưu lượng nước, giảm tới 42% so với phương pháp ngập ruộng lúa thủ công. Đặc biệt, hệ thống thủy lợi thông minh này có thể giảm lượng phát thải khí nhà kính 60 - 70% so với hệ thống tưới thủ công.

Con đường hướng tới sản xuất lúa gạo carbon thấp được các chuyên gia từ Ngân hàng Thế giới chỉ ra, là áp dụng kỹ thuật sản xuất tưới ướt khô xen kẽ, kỹ thuật một phải 5 giảm, nâng cao hiệu quả các hoạt động sau thu hoạch để giảm thất thoát và lãng phí lương thực.

Theo phân tích của Viện nghiên cứu Lúa gạo quốc tế (IRRI), nếu thực hiện đồng loạt các kỹ thuật tưới khô ướt luân phiên và áp dụng tối ưu kỹ thuật một phải 5 giảm trên 1,9 triệu ha lúa, có thể giúp ngành lúa gạo vùng ĐBSCL giảm đáng kể lượng phát thải khí nhà kính. Ngoài ra, việc tái sử dụng 70% lượng rơm rạ cho các hình thức khác với lượng phát thải khí nhà kính thấp hơn khoảng 50% so với việc đốt rơm rạ.

“Tiêu dùng xanh hiện nay là một xu thế, sản phẩm ngoài việc cung cấp dinh dưỡng còn phải chứng minh phát triển bền vững, đảm bảo môi trường. Vì thế, bà con nông dân và ngành nông nghiệp các địa phương phải thay đổi cách tiếp cận hướng tới nền nông nghiệp xanh, sản xuất gạo giảm phát thải khí nhà kính”, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan chia sẻ.

Anh Thư