|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá lúa gạo hôm nay 27/6: Một số giống lúa tăng 50 - 100 kg/đồng

12:31 | 27/06/2022
Chia sẻ
Giá lúa gạo hôm nay 27/6 điều chỉnh tăng nhẹ tại một số giống lúa, gạo và nếp. Ban Chấp hành Trung ương Đảng mới đây đã ban hành Nghị quyết 19 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Giá lúa gạo hôm nay

Xem thêm: Giá lúa gạo hôm nay 28/6  

Tại An Giang, giá lúa hôm nay (27/6) ghi nhận tăng 50 - 100 đồng/kg tại một số giống lúa được khảo sát. Theo đó, IR 50404 tăng 50 đồng/kg lên mức 5.500 - 5.700 đồng/kg. Cùng điều chỉnh tăng 50 đồng/kg còn có OM 5451, hiện có giá là 5.800 - 6.050 đồng/kg. OM 18 cũng có sự thay đổi, giá thu mua đang là 5.800 - 6.000 đồng/kg, tăng 100 đồng/kg so với hôm qua.

Các giống lúa còn lại tiếp tục đi ngang trong hôm nay. Theo đó, lúa IR 50404 (khô) thu mua với giá là 6.500 đồng/kg, Đài Thơm 8 có giá niêm yết là 5.800 - 6.000 đồng/kg, Nàng Hoa 9 dao động trong khoảng 5.900 - 6.200 đồng/kg, Nàng Nhen (khô) đi ngang với giá 11.500 - 12.000 đồng/kg, lúa Nhật có giá là 7.000 - 7.500 đồng/kg.

Giá các loại nếp hôm nay đi ngang trên diện rộng. Theo đó, nếp AG (khô) có giá là 7.500 - 7.600 đồng/kg, nếp Long An (khô) đi ngang ở mốc 7.500 đồng/kg, nếp ruột neo trong khoảng 14.000 - 15.000 đồng/kg.

Giá lúa

ĐVT

Giá mua của thương lái (đồng)

Tăng (+), giảm (-) so với hôm qua

- Lúa Jasmine

kg

-

-

- Lúa IR 50404

kg

5.500 - 5.700

+50

- Lúa Đài thơm 8

kg

5.800 - 6.000

-

- Lúa OM 5451

kg

5.800 - 6.050

+50

- Lúa OM 380

kg

-

-

- Lúa OM 18

Kg

5.800 - 6.000

+1.00

- Lúa ST 24

Kg

8.300 - 8.400

 

- Lúa Nhật

Kg

7.000 - 7.500

-

- Nàng Hoa 9

kg

5.900 - 6.200

-

- Lúa IR 50404 (khô)

kg

6.500

-

- Lúa Nàng Nhen (khô)

kg

11.500 - 12.000

-

- Nếp ruột

kg

14.000 - 15.000

-

- Nếp Long An (tươi)

kg

-

 

- Nếp AG (khô)

kg

7.500 - 7.600

-

- Nếp Long An (khô)

kg

7.700

-

Giá gạo

 

Giá bán tại chợ

(đồng)

Tăng (+), giảm (-) so với hôm qua

- Gạo thường

kg

11.500 - 12.500

-

- Gạo Nàng Nhen

kg

20.000

-

- Gạo thơm thái hạt dài

kg

18.000 - 19.000

-

- Gạo thơm Jasmine

kg

15.000 - 16.000

-

- Gạo Hương Lài

kg

19.000

-

- Gạo trắng thông dụng

kg

14.000

-

- Gạo Nàng Hoa

kg

17.500

-

- Gạo Sóc thường

kg

14.000

-

- Gạo Sóc Thái

kg

18.000

-

- Gạo thơm Đài Loan

kg

20.000

-

- Gạo Nhật

kg

20.000

-

- Cám

kg

7.500 - 8.000

-

Bảng giá lúa gạo hôm nay 27/6 tại tỉnh An Giang. (Nguồn: Sở NN&PTNT An Giang)

Với mặt hàng gạo, giá gạo nguyên liệu, thành phẩm chững lại. Hiện giá gạo NL IR 504 ở mức 8.200 - 8.300 đồng/kg; gạo thành phẩm 8.800 – 8.900 đồng/kg, tăng 100 đồng/kg. Với mặt hàng phụ phẩm, giá tấm IR 504 đứng ở mức 8.400 đồng/kg, cám khô giữ ở mức 8.900 – 9.100 đồng/kg.

Giá gạo bán lẻ tại chợ An Giang không ghi nhận điều chỉnh mới. Giá gạo thường hiện neo tại mốc 11.500 - 12.500 đồng/kg, gạo Nàng Nhen đi ngang với giá 20.000 đồng/kg, gạo thơm thái hạt dài dao động trong khoảng 18.000 - 19.000 đồng/kg, gạo Sóc thường giữ mức 14.000 đồng/kg và gạo Nhật chững lại tại mốc 20.000 đồng/kg và cám với giá là 7.000 - 8.000 đồng/kg.

Ảnh minh họa: Nhã Lam

Bảo vệ quỹ đất chuyên lúa, sản xuất ít nhất 35 triệu tấn/năm

Ban Chấp hành Trung ương yêu cầu phải có giải pháp căn cơ để khắc phục tình trạng tiêu thụ khó khăn và ùn ứ nông sản xuất khẩu qua biên giới; chuyển mạnh từ xuất khẩu tiểu ngạch sang xuất khẩu chính ngạch, theo báo Pháp Luật.

Theo đó, Ban Chấp hành Trung ương xác định mục tiêu tổng quát đến năm 2030 là nông dân và cư dân nông thôn có trình độ, đời sống vật chất và tinh thần ngày càng cao, làm chủ quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Nông nghiệp phát triển nhanh, bền vững, hiệu quả, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia, quy mô sản xuất hàng hoá nông sản ngày càng lớn, bảo đảm môi trường sinh thái, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Nông thôn phát triển toàn diện, có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại, cơ cấu kinh tế và hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, môi trường sống an toàn, lành mạnh, giàu bản sắc văn hoá dân tộc; an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội được giữ vững; tổ chức đảng và hệ thống chính trị ở cơ sở trong sạch, vững mạnh.

Về tầm nhìn đến năm 2045, nông dân và cư dân nông thôn văn minh, phát triển toàn diện, có thu nhập cao. Nông nghiệp sinh thái, sản xuất hàng hoá quy mô lớn, có giá trị gia tăng cao, gắn kết chặt chẽ với thị trường trong và ngoài nước, công nghiệp chế biến và bảo quản nông sản hiện đại, xuất khẩu nhiều loại nông sản đứng hàng đầu thế giới. Nông thôn hiện đại, có điều kiện sống tiệm cận với đô thị, môi trường sống xanh, sạch, đẹp, giàu bản sắc văn hoá dân tộc; quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội được bảo đảm vững chắc.

Để thực hiện được những mục tiêu trong Nghị quyết đề ra nhiều nhiệm vụ, giải pháp, trong đó có việc đề cao việc nâng cao vai trò, vị thế, năng lực làm chủ, cải thiện toàn diện đời sống vật chất, tinh thần của nông dân và cư dân nông thôn.

Đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp sang làm việc ở khu vực công nghiệp, dịch vụ; thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn, tạo nhiều việc làm tại chỗ, nâng cao thu nhập cho cư dân nông thôn; thu hút lao động có trình độ cao về làm việc ở nông thôn. Bảo đảm quyền làm chủ của nông dân và cư dân nông thôn theo phương châm "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng".

Cùng với đó là phát triển nền nông nghiệp hiệu quả, bền vững theo hướng sinh thái, ứng dụng khoa học - công nghệ tiên tiến, nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng. Đẩy mạnh tích tụ, tập trung đất đai; phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại, chuyên canh hàng hoá tập trung, quy mô lớn, bảo đảm an toàn thực phẩm dựa trên nền tảng ứng dụng khoa học - công nghệ tiên tiến, chuyển đổi số, cơ giới hoá, tự động hoá.

Gắn kết chặt chẽ nông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ, sản xuất với bảo quản, chế biến và tiêu thụ nông sản. Khuyến khích phát triển nông nghiệp xanh, hữu cơ, tuần hoàn, chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), giảm phát thải khí nhà kính…

Nghị quyết cũng yêu cầu đổi mới chính sách quản lý và sử dụng đất trồng lúa theo hướng linh hoạt, hiệu quả; chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang sản xuất cây trồng, vật nuôi có hiệu quả cao hơn; bảo vệ nghiêm ngặt quỹ đất chuyên lúa, hằng năm sản xuất ít nhất 35 triệu tấn lúa để bảo đảm an ninh lương thực quốc gia.

Phát triển mạnh công nghiệp ở nông thôn, nhất là công nghiệp chế biến nông sản, công nghiệp sản xuất thiết bị, máy móc, vật tư phục vụ nông nghiệp. Đầu tư phát triển các cụm công nghiệp, làng nghề phù hợp với quy hoạch và điều kiện cụ thể tại địa phương; tạo môi trường kinh doanh thuận lợi thu hút các thành phần kinh tế đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, hình thành các doanh nghiệp có quy mô lớn sản xuất kinh doanh các sản phẩm nông nghiệp; tạo nhiều việc làm tại chỗ, nâng cao thu nhập cho lao động nông thôn.

Nhã Lam