|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá lúa gạo hôm nay 24/9: Không có nhiều điều chỉnh khi vụ Hè Thu sắp kết thúc

11:17 | 24/09/2021
Chia sẻ
Giá lúa gạo hôm nay 24/9 ổn định trở lại sau một ngày điều chỉnh nhẹ. Hiện diện tích còn lại chưa thu hoạch của vụ Hè Thu vùng ĐBSCL chỉ khoảng 128.000 ha và dự kiến từ nay đến đầu tháng 10 sẽ thu hoạch xong.

Giá lúa gạo hôm nay

Xem thêm: Giá lúa gạo hôm nay 27/9

Tại An Giang, giá lúa hôm nay (24/9) trở lại đà ổn định. Cụ thể, lúa IR 50404 giữ ở mức 4.500 - 4.800 đồng/kg, sau khi vừa giảm 100 đồng/kg vào hôm qua.

Lúa OM 9582 tiếp tục có giá 4.800 - 4.900 đồng/kg, lúa Đài thơm 8 ở mức 5.600 - 5.800 đồng/kg, OM 5451 giá 5.000 - 5.200 đồng/kg.

Lúa OM 6976 giá 5.100 - 5.200 đồng/kg, OM 18 có giá 5.500 - 5.600 đồng/kg, Nàng hoa 9 có giá 6.000 - 6.100 đồng/kg, Nàng Nhen khô 11.500 - 12.000 đồng/kg.

Với các loại nếp như nếp vỏ (tươi)- 3 tháng rưỡi tiếp tục có giá 4.200 - 4.300 đồng/kg, còn nếp tươi Long An ở mức 4.500 - 4.700 đồng/kg.

Giá lúa

ĐVT

Giá mua của thương lái (đồng)

Tăng (+), giảm (-) so với hôm qua

- Lúa Jasmine

kg

-

 

- Lúa IR 50404

kg

4.500 - 4.800

 -100

- Lúa OM 9582

kg

4.800 - 4.900

 -

- Lúa Đài thơm 8

kg

5.600 - 5.800

 -

- Lúa OM 5451

kg

5.000 - 5.200

 -

- Lúa OM 6976

kg

5.100 - 5.200

 -

- Lúa OM18

Kg

5.500 - 5.600

-

- Nàng Hoa 9

kg

6.000 - 6.100

-

- Lúa IR 50404

kg

-

 -

- Lúa Nàng Nhen (khô)

kg

11.500 - 12.000

 -

- Nếp vỏ (tươi)- 3 tháng rưỡi

kg

4.200 - 4.300

-

- Nếp Long An (tươi)

kg

4.500 - 4.700

-

- Nếp vỏ (khô)

kg

-

 

Giá gạo

 Giá bán tại chợ

(đồng)

Tăng (+), giảm (-) so với hôm qua

- Gạo thường

kg

11.000 - 11.500

    -     

- Gạo Nàng Nhen

kg

20.000

- Gạo thơm thái hạt dài

kg

17.000 - 18.000

 -

- Gạo thơm Jasmine

kg

14.000 - 15.000

                           -

- Gạo Hương Lài

kg

18.000

  -

- Gạo trắng thông dụng

kg

15.000

 -

- Gạo Nàng Hoa

kg

16.200

 -

- Gạo Sóc thường

kg

13.500 - 14.000

 -

- Gạo Sóc Thái

kg

18.000

 -

- Gạo thơm Đài Loan

kg

20.000

 -

- Gạo Nhật

kg

19.000

 -

- Nếp ruột

kg

13.000 - 14.000

 -

- Cám

kg

7.500 - 8.000

                           -

   Bảng giá lúa gạo hôm nay 24/9 tại tỉnh An Giang. (Nguồn: Sở NN&PTNT An Giang) 

Tại Kiên Giang, lúa IR 50404 giá 4.850 - 5.500 đồng/kg, lúa OM 9582 giá 4.700 - 4.850đồng/kg, lúa OM 6976 ở mức 5.100 - 5.200 đồng/kg, lúa OM 18 giá 5.500 - 5.600 đồng/kg, Đài thơm 8 giá 5.600 - 5.700 đồng/kg, lúa OM 5451 giá 5.100 - 5.200 đồng/kg,  Nhật (DS1) là 5.000 -5.250 đồng/kg.

Theo Cục Trồng trọt, vụ Hè Thu 2021 các tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Cửu Long xuống giống được hơn 1,5 triệu ha. Đến nay, các tỉnh, thành đã thu hoạch được 1,38 triệu ha với năng suất 5,7 tấn/ha. Sản lượng ước đạt 7,87 triệu tấn. Diện tích còn lại của vụ Hè Thu chỉ khoảng 128.000 ha và dự kiến từ nay đến đầu tháng 10 sẽ thu hoạch xong.

Toàn vùng cũng đã xuống giống vụ Thu Đông được 562.000 ha trong kế hoạch 700.000 ha. Một số diện tích sớm đã cho thu hoạch được 67.000 ha với năng suất 5,2 tấn/ha.

Giá các loại gạo hôm nay cũng tiếp tục đi ngang. Cụ thể, tại các chợ An Giang, gạo thường ở mức 11.000 - 11.500 đồng/kg; gạo nàng Nhen có giá  20.000 đồng/kg; gạo thơm thái hạt dài 16.000 - 18.000 đồng/kg.

Gạo Jasmine ở mức 14.000 - 15.000 đồng/kg, Hương Lài là 18.000 đồng/kg; gạo trắng thông dụng giá 15.000 đồng/kg; nàng Hoa 16.200 đồng/kg; Sóc thường 14.000 đồng/kg, Sóc Thái giá 18.000 đồng/kg, gạo thơm Đài Loan giá 20.000 đồng/kg, gạo Nhật giá 19.000 đồng/kg và nếp ruột 13.000 - 14.000 đồng/kg.

Doanh nghiệp lúa gạo vẫn khó tiếp cận nguồn vốn vay

Theo VTV News, đại dịch COVID-19 đã gây ách tắc và ảnh hưởng tới chuỗi sản xuất, cung ứng và tiêu thụ lúa gạo, đặc biệt tại Đồng bằng sông Cửu Long và một số tỉnh thành phía Nam.

Trước tình hình này, dòng vốn tín dụng đã được các ngân hàng ưu tiên cho vay thu mua lúa gạo với lãi suất ưu đãi. Tuy nhiên, nguồn tín dụng dành cho đối tượng doanh nghiệp này vẫn chưa đáp ứng được kỳ vọng.

Theo phản ánh của các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu gạo vẫn rất khó để tiếp cận nguồn vốn vay không có tài sản bảo đảm.

Bên cạnh đó, cũng do lãi suất vay thu mua lúa gạo hiện đã ở mức thấp nên một số doanh nghiệp không được ngân hàng giảm thêm lãi cũng như cơ cấu nợ theo các chính sách hỗ trợ khác.

Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cho hay, việc thực hiện hỗ trợ tài chính cho ngành lúa gạo vẫn còn một số hạn chế như hạn mức cho vay còn thấp; thời gian cho vay ngắn và hầu hết các thủ tục giải ngân đều yêu cầu doanh nghiệp phải có hợp đồng xuất khẩu gạo, trong khi tình hình ký kết, thực hiện hợp đồng ở giai đoạn thực hiện giãn cách xã hội này đang hết sức khó khăn.

Theo TTXVN, ông Nguyễn Phương Lam, Giám đốc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) chi nhánh Cần Thơ, cũng cho hay, trong 2 tháng gần đây, các doanh nghiệp tại đồng bằng sông Cửu Long hầu như ngưng sản xuất nên không có doanh số, lợi nhuận để trả lãi nợ vay. Xuất khẩu chỉ đạt khoảng 20% sản lượng, không có dòng tiền về nên trong mùa vụ sắp tới rất khó thu mua nông sản phục vụ sản xuất.

Các doanh nghiệp đang rất cần được ưu tiên bổ sung nguồn vốn, vì vậy đại diện VCCI Cần Thơ kiến nghị Ngân hàng Nhà nước xem xét có gói vay ưu đãi không lãi suất hoặc lãi suất thấp nhất để hỗ trợ kịp thời cho doanh nghiệp.

Thực tế các ngân hàng vẫn luôn ưu tiên tín dụng phục vụ sản xuất nông nghiệp, nhất là ngành lúa gạo. Tuy nhiên, để được vay, hầu hết các doanh nghiệp buộc phải có tài sản đảm bảo. Ngay cả các doanh nghiệp có quan hệ và lịch sử tín dụng tốt cũng ít có ngoại lệ.

Với tình hình hiện nay, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các bộ, ngành liên quan cần có cơ chế triển khai phối hợp một cách rõ ràng hơn để tháo gỡ “nút thắt” tín dụng cho các doanh nghiệp lúa gạo nói riêng, cũng như ngành nông nghiệp nói chung. Nhất là trong bối cảnh nhiều mặt hàng nông sản đang ứ đọng do dịch bệnh kéo dài, doanh nghiệp cần được ưu tiên tiếp vốn để hỗ trợ giải quyết đầu ra cho bà con nông dân.

Như Huỳnh