Giá lúa gạo hôm nay 22/5: Gạo tăng giá nhẹ, lúa vẫn điều chỉnh giảm
Giá lúa gạo hôm nay
Ghi nhận tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, giá lúa gạo hôm nay chung vẫn ổn định so với ngày hôm trước, ngoại trừ gạo OM380 tăng nhẹ.
Cụ thể, giá gạo nguyên liệu OM380 tăng 100 đồng/kg, lên mức 8.100 – 8.200 đồng/kg. Trong khi đó, gạo nguyên liệu OM 5451 tiếp tục duy trì ở mức 9.400 – 9.600 đồng/kg.
Đối với nhóm phụ phẩm, giá tấm OM 5451 ổn định trong khoảng 7.500 – 7.600 đồng/kg; giá cám dao động từ 7.800 – 8.200 đồng/kg.
Giá gạo | ĐVT | Giá tại chợ (đồng) | Tăng (+), giảm (-) so với hôm trước |
- Nguyên liệu OM 380 | kg | 8.100 – 8.200 | +100 |
- Nguyên liệu OM 5451 | kg | 9.400 – 9.600 | - |
- Tấm OM 5451 | kg | 7.500 – 7.600 | - |
- Cám | kg | 7.800 – 8.200 | - |
Bảng giá gạo hôm nay 22/5 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. (Nguồn: Luagaoviet.com)
Ở chiều ngược lại, theo dữ liệu từ Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh An Giang, giá lúa nếp IR 4625 (khô) trên địa bàn tỉnh bất ngờ giảm nhẹ 100 đồng/kg, xuống còn 9.700 – 9.800 đồng/kg.
Các loại lúa khác cơ bản vẫn ổn định, lúa Đài Thơm 8 (tươi) và OM 18 (tươi) được thu mua ở mức 6.800 đồng/kg; Nàng Hoa 9 dao động trong khoảng 6.650 – 6.750 đồng/kg; OM 5451 có giá từ 6.000 – 6.200 đồng/kg; IR 50404 và OM 380 đạt 5.300 – 5.500 đồng/kg.
Giá lúa | ĐVT | Giá mua của thương lái (đồng) | Tăng (+), giảm (-) so với hôm trước |
- Nếp IR 4625 (tươi) | kg | 7.700 – 7.900 | - |
- Nếp IR 4625 (khô) | kg | 9.700 – 9.800 | -100 |
- Lúa IR 50404 | kg | 5.200 – 5.400 | - |
- Lúa OM 5451 | Kg | 6.000 – 6.200 | - |
- Lúa OM 380 (tươi) | Kg | 5.300 – 5.500 | - |
- Lúa Đài Thơm 8 (tươi) | Kg | 6.800 | - |
- OM 18 (tươi) | kg | 6.800 | - |
- Nàng Hoa 9 | kg | 6.650 – 6.750 | - |
Giá gạo | Giá bán tại chợ (đồng) | Tăng (+), giảm (-) so với hôm qua | |
- Nếp ruột | kg | 21.000 - 22.000 | - |
- Gạo thường | kg | 14.000 - 15.000 | - |
- Gạo Nàng Nhen | kg | 28.000 | - |
- Gạo thơm thái hạt dài | kg | 20.000 - 22.000 | - |
- Gạo thơm Jasmine | kg | 16.000 - 18.000 | - |
- Gạo Hương Lài | kg | 22.000 | - |
- Gạo trắng thông dụng | kg | 16.000 | - |
- Gạo Nàng Hoa | kg | 21.000 | - |
- Gạo Sóc thường | kg | 17.000 | - |
- Gạo Sóc Thái | kg | 20.000 | - |
- Gạo thơm Đài Loan | kg | 20.000 | - |
- Gạo Nhật | kg | 22.000 | - |
- Cám | kg | 9.000 – 10.000 | - |
Bảng giá lúa gạo hôm nay 22/5 tại tỉnh An Giang. (Nguồn: Sở Sở NN & MT tỉnh An Giang)
Giá gạo xuất khẩu
Trên thị trường thế giới, giá gạo 5% tấm xuất khẩu của các nước nhìn chung vẫn ổn định, riêng Pakistan tăng nhẹ 4 USD/tấn.
Dữ liệu từ Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cho thấy, giá gạo 5% tấm xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục chuỗi ngày đi ngang ở mức 397 USD/tấn.
Mức giá này thấp hơn sản phẩm cùng loại có giá 403 USD/tấn của Thái Lan, nhưng cao hơn đang kể so với con số 382 USD/tấn của Ấn Độ và 392 USD/tấn của Pakistan..

Nguồn: Hoàng Hiệp tổng hợp từ Reuters và VFA
Theo số liệu từ Cục Hải quan, xuất khẩu gạo của Việt Nam trong tháng 4 đạt 1,12 triệu tấn, trị giá 560,22 triệu USD, tăng 3,7% về lượng và 5,6% về trị giá so với tháng trước, đồng thời so với cùng kỳ năm ngoái tăng 11,7% về lượng và giảm 9,6% về trị giá.
Lũy kế trong 4 tháng đầu năm, xuất khẩu gạo đạt 3,43 triệu tấn, trị giá 1,76 tỷ USD, tăng 8,1% về lượng nhưng lại giảm 13,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2024 do giá đi xuống.
Giá gạo xuất khẩu bình quân của Việt Nam trong 4 tháng đạt 515 USD/tấn, giảm tới gần 20% (128 USD/tấn) so với cùng kỳ năm ngoái.
Giá gạo xuất khẩu đã bước vào chu kỳ điều chỉnh mạnh kể từ cuối năm 2024, do nguồn cung toàn cầu tăng sau khi Ấn Độ dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu kéo dài 14 tháng.
Trong 4 tháng đầu năm, Philippines tiếp tục là thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam, chiếm 43,4% khối lượng và 41,4% tổng trị giá. Lượng gạo xuất khẩu sang thị trường này đạt 1,5 triệu tấn, trị giá 731,4 triệu USD, giảm 0,1% về lượng và giảm đến 21,8% về trị giá.
Trong khi đó, lượng gạo xuất khẩu sang các thị trường lớn tiếp theo lại tăng rất mạnh như Bờ Biển Ngà đạt 440.451 tấn, tăng 270%; Trung Quốc đạt 361.479 tấn, tăng 114,1%; Ghana đạt 304.299 tấn, tăng 94,9%...
Đáng chú ý, Bangladesh tăng đột biến 81.047%, lên mức 104.679 tấn; Senegal tăng 5.689%, đạt 82.139 tấn; Thổ Nhĩ Kỳ cũng tăng đến 3.624%, đạt 10.242 tấn.
Đối với thị trường Mỹ, xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường này trong 4 tháng đầu năm đạt 11.785 tấn, tăng 34% so với cùng kỳ năm trước.
Ngược lại, xuất khẩu gạo sang Indonesia – thị trường tiêu thụ gạo lớn thứ hai của Việt Nam trong năm ngoái, giảm mạnh 97% về lượng và 97,9% về trị giá, xuống còn 16.347 tấn với trị giá 7,3 triệu USD. Kết quả là Indonesia đã rơi xuống vị trí thứ 12 về thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam trong 4 tháng đầu năm, với thị phần giảm xuống còn 0,5% so với mức 17,3% của cùng kỳ năm ngoái.
Ngoài ra, lượng gạo xuất khẩu sang Malaysia cũng giảm mạnh 33,2%; Singapore giảm 16,8%, Mozambique giảm 36,7%...
Trong báo cáo mới nhất, Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) dự báo sản lượng gạo toàn cầu trong niên vụ 2025 - 2026 tăng 1 triệu tấn so với niên vụ 2024 - 2025, lên mức kỷ lục mới là 538,7 triệu tấn.
USDA cho rằng sản lượng tăng nhưng tình trạng thiếu hụt nguồn cung có thể quay trở lại vì nhu cầu tiêu thụ tăng thêm tới 6,1 triệu tấn. Thương mại gạo toàn cầu dự kiến tiếp tục gia tăng trong năm 2025 và 2026 với khối lượng lần lượt đạt 60,5 triệu tấn và 61,3 triệu tấn. Trong đó, Ấn Độ được dự báo sẽ tiếp tục giữ vị thế thống trị, qua đó hạn chế tăng trưởng xuất khẩu của một số nhà cung cấp lớn khác như Việt Nam, Pakistan và Myanmar..