Giá lúa gạo hôm nay 19/11: Gạo tăng giá 1.000 đồng/kg
Giá lúa gạo hôm nay
Xem thêm: Giá lúa gạo hôm nay 22/11
Tại An Giang, giá lúa hôm nay (19/11) ổn định trở lại. Cụ thể, lúa IR 50404 (tươi) vẫn ởmức 5.400 - 5.600 đồng/kg; OM 9582 vẫn 5.000 - 5.200 đồng/kg, Đài thơm 8 giá 6.000 - 6.100 đồng/kg; OM5451 giá 5.600-5.800 đồng/kg, OM 380 giá 5.400 - 5.600 đồng/kg, OM18 có giá 5.800 - 6.000 đồng/kg, Nàng hoa 9 là 6.300 - 6.400 đồng/kg, lúa khô IR 50404 ở mức 6.500 đồng/kg và Nàng Nhen khô 11.500 - 12.000 đồng/kg
Đối với nếp, nếp vỏ (tươi) đang có giá 5.100 - 5.300 đồng/kg, nếp Long An (khô) giữ nguyên giá là 7.000 đồng/kg, nếp tươi Long An ở mức 5.400 - 5.500 đồng/kg và nếp vỏ (khô) ở mức 6.600 - 6.900 đồng/kg.
Giá lúa | ĐVT | Giá mua của thương lái (đồng) | Tăng (+), giảm (-) so với hôm qua |
- Lúa Jasmine | kg | - |
|
- Lúa IR 50404 | kg | 5.400 - 5.600 | - |
- Lúa OM 9582 | kg | 5.000 - 5.200 | - |
- Lúa Đài thơm 8 | kg | 6.000 - 6.100 | - |
- Lúa OM 5451 | kg | 5.600 - 5.800 | - |
- Lúa OM 380 | kg | 5.400 - 5.600 | - |
- Lúa OM18 | Kg | 5.800 - 6.000 | - |
- Nàng Hoa 9 | kg | 6.300 - 6.400 | - |
- Lúa IR 50404 (khô) | kg | 6.500 | - |
- Lúa Nàng Nhen (khô) | kg | 11.500 - 12.000 | - |
- Nếp vỏ (tươi) | kg | 5.100 - 5.300 | - |
- Nếp Long An (khô) | kg | 7.000 | - |
- Nếp vỏ (khô) | kg | 6.600 - 6.900 | - |
Giá gạo | Giá bán tại chợ (đồng) | Tăng (+), giảm (-) so với hôm qua | |
- Gạo thường | kg | 11.500 - 12.500 | - |
- Gạo Nàng Nhen | kg | 20.000 | |
- Gạo thơm thái hạt dài | kg | 18.000 - 19.000 | +1.000 |
- Gạo thơm Jasmine | kg | 14.000 - 15.000 | - |
- Gạo Hương Lài | kg | 19.000 | - |
- Gạo trắng thông dụng | kg | 16.000 | - |
- Gạo Nàng Hoa | kg | 17.500 | - |
- Gạo Sóc thường | kg | 14.000 | - |
- Gạo Sóc Thái | kg | 18.000 | - |
- Gạo thơm Đài Loan | kg | 20.000 | - |
- Gạo Nhật | kg | 20.000 | - |
- Nếp ruột | kg | 14.000 | - |
- Cám | kg | 7.000 - 8.000 | - |
Bảng giá lúa gạo hôm nay 19/11 tại tỉnh An Giang. (Nguồn: Sở NN&PTNT An Giang)
Với các loại gạo, giá hôm nay có sự thay đổi. Cụ thể, tại chợ An Giang, gạo thơm thái hạt dài tăng 1.000 đồng lên 18.000 - 19.000 đồng/kg,
Còn lại vẫn đi ngang như gạo thường ở mức 11.500 - 12.500 đồng/kg, gạo nàng Nhen vẫn giữ giá 20.000 đồng/kg, gạo Jasmine ở mức 14.000 - 15.000 đồng/kg, gạo Hương Lài tăng lên 19.000 đồng/kg; gạo trắng thông dụng có giá mới là 16.000 đồng/kg và gạo Nàng hoa lên giá 17.500 đồng/kg
Sóc thường 14.000 đồng/kg, Sóc Thái giá 18.000 đồng/kg, gạo thơm Đài Loan giá 20.000 đồng/kg, gạo Nhật giữ mức 20.000 đồng/kg và nếp ruột 14.000 đồng/kg.
Sản xuất lúa vụ Đông Xuân gặp khó với giá vật tư đầu vào tăng cao
Theo báo Cần Thơ, vụ Đông Xuân 2021-2022, vùng ĐBSCL dự kiến gieo trồng 1,52 triệu ha, với sản lượng ước đạt hơn 11,02 triệu tấn và đến nay các địa phương đã xuống giống gieo trồng được khoảng 300.000 ha lúa. Dự kiến, trong tháng 11 và 12/2021, các địa phương sẽ tập trung xuống giống dứt điểm các diện tích lúa vụ đông xuân.
Theo ông Nguyễn Chí Thiện, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Long An, đến nay, tỉnh đã xuống giống gieo trồng được 59.000/225.000ha lúa vụ đông xuân theo kế hoạch.
Năm nay lũ nhỏ nhưng việc gieo sạ lúa có gặp khó do gần đây triều cường lên cao khiến lũ rút chậm, ảnh hưởng đến chi phí bơm tát và thời vụ. Sản xuất lúa vụ Đông Xuân cũng gặp khó do giá các loại phân bón tăng mạnh và giá nhiều loại lúa giống cũng cao, lên đến 16.000-18.000 đồng/kg, gây áp lực cho nông dân.
Trước tình hình này, ngành Nông nghiệp tỉnh đã tích cực khuyến cáo nông dân thực hiện bón phân cân đối, hợp lý để giảm lượng sử dụng phân bón và sử dụng giống tiết kiệm. Tuy nhiên, địa phương cũng rất mong các cơ quan chức năng và hiệp hội phân bón cần kịp thời khảo sát, nắm bắt kỹ tình hình giá cả và cung - cầu phân bón trong nước để có giải pháp đảm bảo nguồn cung và ổn định giá.
Đồng thời, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh lúa giống cần tăng cường liên kết với ngành Nông nghiệp của tỉnh để phối hợp cung ứng giống và nhường quyền sản xuất giống đối với những loại lúa giống thuộc bản quyền của doanh nghiệp, tránh tình trạng nông dân phải mua lúa giống với giá cao, phải sử dụng nguồn giống không bao bì, nhãn hiệu và không rõ chất lượng.
Tỉnh Kiên Giang có kế hoạch xuống giống 283.000ha trong vụ đông xuân 2021-2022 và đã xuống giống trên 34.000ha. Tỉnh có hơn 700 cơ sở kinh doanh vật tư nông nghiệp và hiện tỉnh cũng đã lấy mẫu phân tích chất lượng nhiều loại phân bón, vật tư nông nghiệp tại các cơ sở nhằm đảm bảo chất lượng.
Theo ông Lê Hữu Đoàn, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Kiên Giang, tỉnh mong muốn các doanh nghiệp nắm giữ bản quyền lúa giống chia sẻ bản quyền và nhường quyền sản xuất lúa giống cho các hợp tác xã và nông dân tại tỉnh để tăng cường nguồn lúa giống chất lượng và có giá cả phù hợp. Tránh tình trạng khan hiếm nguồn hàng khiến giá bị đẩy lên cao. Kiên Giang là tỉnh có nhu cầu rất lớn về lúa giống, với trên 33.600 tấn/vụ.
Giá phân bón và nhiều loại vật tư đầu vào tăng cao là việc đã xảy ra và khó đảo ngược trở lại trong thời gian ngắn. Các chuyên gia khuyến cáo, nông dân cần đẩy mạnh cơ giới hóa, áp dụng đồng bộ các tiến bộ khoa học kỹ thuật và giải pháp hiệu quả để kéo giảm chi phí sản xuất...