Giá lúa gạo hôm nay 17/11: Tăng giảm trái chiều 100 - 200 đồng/kg
Giá lúa gạo hôm nay
Xem thêm: Giá lúa gạo hôm nay 18/11
Tại An Giang, giá lúa hôm nay (17/11) tăng giảm trái chiều giữa các loại. Cụ thể, lúa IR 50404 (tươi) tăng 100 đồng lên mức 5.600 - 5.700 đồng/kg, tuy nhiên với OM 380 lại điều chỉnh giảm 200 đồng xuống 5.400 - 5.600 đồng/kg
Các loại lúa khác vẫn đứng yên như OM 9582 vẫn 5.000 - 5.200 đồng/kg, Đài thơm 8 giá 6.200 - 6.300 đồng/kg; OM5451 giá 5.600-5.800 đồng/kg, OM18 có giá 5.800 - 6.000 đồng/kg, Nàng hoa 9 là 6.300 - 6.400 đồng/kg, lúa khô IR 50404 ở mức 6.500 đồng/kg và Nàng Nhen khô 11.500 - 12.000 đồng/kg
Đối với nếp, nếp vỏ (tươi) hôm nay tăng 100 đồng lên 5.100 - 5.300 đồng/kg, trong khi nếp Long An (khô) giữ nguyên giá là 7.000 đồng/kg, nếp tươi Long An ở mức 5.400 - 5.500 đồng/kg và nếp vỏ (khô) ở mức 6.600 - 6.900 đồng/kg.
Giá lúa | ĐVT | Giá mua của thương lái (đồng) | Tăng (+), giảm (-) so với hôm qua |
- Lúa Jasmine | kg | - |
|
- Lúa IR 50404 | kg | 5.600 - 5.700 | +100 |
- Lúa OM 9582 | kg | 5.000 - 5.200 | - |
- Lúa Đài thơm 8 | kg | 6.200 - 6.300 | - |
- Lúa OM 5451 | kg | 5.600 - 5.800 | - |
- Lúa OM 380 | kg | 5.400 - 5.600 | -200 |
- Lúa OM18 | Kg | 5.800 - 6.000 | - |
- Nàng Hoa 9 | kg | 6.300 - 6.400 | - |
- Lúa IR 50404 (khô) | kg | 6.500 | - |
- Lúa Nàng Nhen (khô) | kg | 11.500 - 12.000 | - |
- Nếp vỏ (tươi) | kg | 5.100 - 5.300 | +100 |
- Nếp Long An (khô) | kg | 7.000 | - |
- Nếp vỏ (khô) | kg | 6.600 - 6.900 | - |
Giá gạo | Giá bán tại chợ (đồng) | Tăng (+), giảm (-) so với hôm qua | |
- Gạo thường | kg | 11.500 - 12.500 | - |
- Gạo Nàng Nhen | kg | 20.000 | |
- Gạo thơm thái hạt dài | kg | 17.000 - 18.000 | - |
- Gạo thơm Jasmine | kg | 14.000 - 15.000 | - |
- Gạo Hương Lài | kg | 19.000 | - |
- Gạo trắng thông dụng | kg | 16.000 | - |
- Gạo Nàng Hoa | kg | 17.500 | - |
- Gạo Sóc thường | kg | 14.000 | - |
- Gạo Sóc Thái | kg | 18.000 | - |
- Gạo thơm Đài Loan | kg | 20.000 | - |
- Gạo Nhật | kg | 20.000 | - |
- Nếp ruột | kg | 14.000 | - |
- Cám | kg | 7.000 - 8.000 | - |
Bảng giá lúa gạo hôm nay 17/11 tại tỉnh An Giang. (Nguồn: Sở NN&PTNT An Giang)
Tại Hậu Giang, giống OM 18 được thương lái cân lúa tươi tại ruộng với giá từ 6.000-6.100 đồng/kg và giống OM 5451 có giá từ 5.700-5.800 đồng/kg.
Tại Kiên Giang, nhu cầu giống tăng cao đã khiến một số giống lúa OM 5451; OM 18 tăng từ 13.000 đồng/kg lên tới 15.800 đồng/kg,
Với các loại gạo, giá hôm nay tiếp tục đi ngang, Cụ thể, tại chợ An Giang, gạo thường ở mức 11.500 - 12.500 đồng/kg, gạo nàng Nhen vẫn giữ giá 20.000 đồng/kg, gạo thơm thái hạt dài 17.000 - 18.000 đồng/kg, gạo Jasmine ở mức 14.000 - 15.000 đồng/kg, gạo Hương Lài tăng lên 19.000 đồng/kg; gạo trắng thông dụng có giá mới là 16.000 đồng/kg và gạo Nàng hoa lên giá 17.500 đồng/kg
Sóc thường 14.000 đồng/kg, Sóc Thái giá 18.000 đồng/kg, gạo thơm Đài Loan giá 20.000 đồng/kg, gạo Nhật giữ mức 20.000 đồng/kg và nếp ruột 14.000 đồng/kg.
Giảm lượng giống, phân bón để tiết kiệm chi phí sản xuất
Theo VOV, ông Lê Thanh Tùng, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cho biết trong kế hoạch đến cuối tháng 12 tới, các địa phương sẽ xuống giống dứt điểm vụ Đông Xuân, ước sản lượng vụ lúa này khoảng 11 triệu tấn.
Theo ông Tùng, giống, phân bón, lao động đang chiếm tới 60% giá thành sản xuất lúa ở vùng ĐBSCL. Nếu người dân giảm lượng giống, phân bón, thuốc trừ sâu sẽ tiết kiệm được chi phí sản xuất. Về cơ cấu giống vụ Đông Xuân vẫn sẽ tập trung vào các giống đặc sản, chất lượng cao và giống có chất lượng trung bình.
“Đối với ĐBSCL chúng ta tính có khoảng 1 triệu 520 ngàn hecta sẽ xuống giống, bây giờ chúng ta xuống giống trên 300.000 hecta như vậy còn trên 1 triệu hecta phải tiếp tục xuống giống từ nay cho đến hết tháng 12.
Như vậy nhu cầu về giống lúa rất là lớn, do đó chúng ta cần có bước chuẩn bị giống để mà đáp ứng được yêu cầu của từng địa phương. Cái nhóm chất lượng cao chiếm 48%, nhóm đặc sản chiếm hơn 15% nữa”, ông Tùng nói.
Trước những khó khăn, thách thức đầu vụ lúa Đông Xuân, ngành nông nghiệp các địa phương khuyến cáo người dân giảm lượng phân bón, lúa giống để giảm giá thành vật tư đầu vào, đảm bảo lợi nhuận sau thu hoạch.
Tuy nhiên, đây chỉ giải pháp tạm thời, các cơ quan quản lý cần có những giải pháp cụ thể, dài hạn để đảm bảo giá vật tư ổn định để người dân an tâm canh tác, đảm bảo mục tiêu an ninh lương thực và thế mạnh về xuất khẩu gạo của vùng ĐBSCL khi mỗi năm đóng góp giá trị tỷ USD về xuất khẩu.