Giá lúa gạo hôm nay 12/11: Điều chỉnh trong khoảng 100 - 300 đồng/kg
Giá lúa gạo hôm nay
Xem thêm: Giá lúa gạo hôm nay 15/11
Tại An Giang, giá lúa hôm nay (12/11) quay đầu giảm 100 đồng với lúa IR 50404 (tươi) xuống mức 5.500 - 5.700 đồng/kg và OM5451 xuống 5.800-6.000 đồng/kg, sau khi giống lúa này vừa tăng vào hôm qua.
Tuy nhiên, với OM 380 lại bật tăng 300 đồng lên giá mới là 5.600 - 5.800 đồng/kg,
Các loại còn lại vẫn ổn định như Đài thơm 8 giá 6.200 - 6.300 đồng/kg; OM 9582 vẫn 5.000 - 5.200 đồng/kg, Nàng Nhen khô 11.500 - 12.000 đồng/kg, OM18 có giá 5.800 - 6.000 đồng/kg,Nàng hoa 9 là 6.300 - 6.400 đồng/kg và lúa khô IR 50404 tăng 500 đồng lên 6.500 đồng/kg.
Nếp Long An (khô) giữ nguyên giá là 7.000 đồng/kg, nếp vỏ (tươi)- 3 tháng rưỡi tiếp tục có giá 5.500 - 5.600 đồng/kg, nếp tươi Long An ở mức 5.400 - 5.500 đồng/kg và nếp vỏ (khô) ở mức 6.600 - 6.900 đồng/kg.
Giá lúa | ĐVT | Giá mua của thương lái (đồng) | Tăng (+), giảm (-) so với hôm qua |
- Lúa Jasmine | kg | - |
|
- Lúa IR 50404 | kg | 5.700 - 5.900 | -100 |
- Lúa OM 9582 | kg | 5.000 - 5.200 | - |
- Lúa Đài thơm 8 | kg | 6.200 - 6.300 | - |
- Lúa OM 5451 | kg | 5.800 - 6.000 | -100 |
- Lúa OM 380 | kg | 5.600 - 5.800 | +300 |
- Lúa OM18 | Kg | 5.800 - 6.000 | - |
- Nàng Hoa 9 | kg | 6.300 - 6.400 | - |
- Lúa IR 50404 (khô) | kg | 6.500 | - |
- Lúa Nàng Nhen (khô) | kg | 11.500 - 12.000 | - |
- Nếp vỏ (tươi)- 3 tháng rưỡi | kg | 5.500 - 5.600 | - |
- Nếp Long An (khô) | kg | 7.000 | - |
- Nếp vỏ (khô) | kg | 6.600 - 6.900 | - |
Giá gạo | Giá bán tại chợ (đồng) | Tăng (+), giảm (-) so với hôm qua | |
- Gạo thường | kg | 11.500 - 12.500 | - |
- Gạo Nàng Nhen | kg | 20.000 | |
- Gạo thơm thái hạt dài | kg | 17.000 - 18.000 | - |
- Gạo thơm Jasmine | kg | 14.000 - 15.000 | - |
- Gạo Hương Lài | kg | 19.000 | - |
- Gạo trắng thông dụng | kg | 16.000 | - |
- Gạo Nàng Hoa | kg | 17.500 | - |
- Gạo Sóc thường | kg | 14.000 | - |
- Gạo Sóc Thái | kg | 18.000 | - |
- Gạo thơm Đài Loan | kg | 20.000 | - |
- Gạo Nhật | kg | 20.000 | - |
- Nếp ruột | kg | 14.000 | - |
- Cám | kg | 7.000 - 8.000 | - |
Bảng giá lúa gạo hôm nay 12/11 tại tỉnh An Giang. (Nguồn: Sở NN&PTNT An Giang)
Với các loại gạo, giá hôm nay tiếp tục đi ngang. Cụ thể, tại chợ An Giang, gạo thường ở mức 11.500 - 12.500 đồng/kg, gạo nàng Nhen vẫn giữ giá 20.000 đồng/kg, gạo thơm thái hạt dài 17.000 - 18.000 đồng/kg, gạo Jasmine ở mức 14.000 - 15.000 đồng/kg, gạo Hương Lài tăng lên 19.000 đồng/kg; gạo trắng thông dụng có giá mới là 16.000 đồng/kg và gạo Nàng hoa lên giá 17.500 đồng/kg
Sóc thường 14.000 đồng/kg, Sóc Thái giá 20.000 đồng/kg, gạo thơm Đài Loan giá 20.000 đồng/kg, gạo Nhật giữ mức 20.000 đồng/kg và nếp ruột 14.000 đồng/kg.
Giá phân bón, thuốc bảo vệ thực vật tăng kỷ lục
Theo báo Đồng Nai, từ đầu năm đến nay, các mặt hàng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật liên tục tăng giá bán. Tăng cao nhất là các loại phân bón nông dân sử dụng nhiều như: DAP, Urê...
Ông Trần Quang, Giám đốc HTX Thương mại dịch vụ nông nghiệp Xuân Tiến (xã Xuân Phú, H.Xuân Lộc), so sánh phân DAP hiện có giá 1,3 triệu đồng/bao 50kg trong khi cùng kỳ năm ngoái giá chỉ có 680.000 đồng; Urê trước đây giá chỉ 360.000 đồng/bao thì nay đã vượt quá 800.000 đồng/bao…
Giá các loại thuốc bảo vệ thực vật cũng “leo thang” chưa từng có, bình quân ở mức vài chục phần trăm so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng những loại thuốc nông dân sử dụng nhiều có khi tăng gấp đôi so với trước.
Cả vụ sản xuất vất vả nhiều tháng trời nhưng nông dân hầu như không có đồng lời, thậm chí lỗ vốn vì giá phân bón, thuốc bảo vệ thực vật tăng cao chiếm hết lợi nhuận của nông dân. Nông dân trồng lúa càng lao đao hơn vì ngay đầu vụ thu hoạch, giá lúa đã giảm sâu, hiện dao động từ 4.500 -5.000 đồng/kg, thấp hơn cùng kỳ năm ngoái 1.000 đồng/kg.
Ông Nguyễn Thanh Hồng, nông dân trồng rau tại xã Suối Cát (H.Xuân Lộc), xót xa chưa bao giờ nông dân gặp khó khăn như hiện nay vì đầu ra các mặt hàng rau ăn lá rất bấp bênh với giá bán thường thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong khi đó, chi phí đầu vào tăng quá cao, nhất là giá phân bón tăng cao chưa từng có, nhiều loại phân bón tăng gấp đôi, thậm chí gấp ba so với cùng kỳ năm ngoái. Nếu không có giải pháp quản lý, kiểm soát thị trường vật tư nông nghiệp, nông dân sẽ khó đảm bảo được hoạt động sản xuất vì càng làm càng thua lỗ.