|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá lúa gạo hôm nay 16/11: Mặt hàng lúa, gạo chững giá trên diện rộng

12:11 | 16/11/2022
Chia sẻ
Tại An Giang, giá lúa gạo hôm nay 16/11 không ghi nhận chuyển biến mới. Ngành nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa xây dựng thành công nhiều mô hình trồng lúa nếp chất lượng cao, đặc biệt là khôi phục và phát triển các mô hình trồng lúa nếp đặc sản.

Xem thêm: Giá lúa gạo hôm nay 17/11

Giá lúa gạo hôm nay

Khảo sát tại An Giang cho thấy, giá lúa hôm nay (16/11) đi ngang trên diện rộng. 

Theo đó, giá lúa IR 50404 tiếp tục dao động trong khoảng 6.400 - 6.600 đồng/kg, lúa OM 5451 có giá duy trì trong khoảng 6.500 - 6.700 đồng/kg.  Lúa Đài thơm 8 có giá trong khoảng 6.700 - 6.800 đồng/kg. Lúa OM 18 duy trì trong khoảng 6.700 - 7.000 đồng/kg. Giá lúa Nhật duy trì trong khoảng 7.800 - 7.900 đồng/kg. Giá lúa Nàng Nhen (khô) tiếp tục đi ngang trong khoảng 11.500 - 12.000 đồng/kg. Riêng lúa IR 50404 (khô) ghi nhận đã ngừng khảo sát trong nhiều ngày liên tiếp.

Đối với mặt hàng nếp, giá dao động trong khoảng 7.200 - 15.000 đồng/kg. Hiện, nếp AG (tươi) có giá ổn định trong khoảng 7.200 - 7.300 đồng/kg, nếp Long An (tươi) trong khoảng 7.900 - 8.000 đồng/kg. Nếp ruột được bán tại chợ với giá duy trì trong khoảng 14.000 - 15.000 đồng/kg. Nếp AG (khô) và nếp Long An (khô) ghi nhận ngừng khảo sát trong nhiều ngày liên tiếp.

Giá lúa

ĐVT

Giá mua của thương lái (đồng)

Tăng (+), giảm (-) so với hôm qua

- Nếp AG (tươi)

kg

7.200 - 7.300

-

- Nếp Long An (tươi)

kg

7.900 - 8.000

-

- Nếp AG (khô)

kg

-

-

- Nếp Long An (khô)

kg

-

-

- Lúa IR 50404

kg

6.400 - 6.600

-

- Lúa Đài thơm 8

kg

6.700 - 6.800

-

- Lúa OM 5451

kg

6.500 - 6.700

-

- Lúa OM 18

kg

6.700 - 7.000

-

- Nàng Hoa 9

kg

6.900 - 7.200

-

- Lúa Nhật

kg

7.800 - 7.900

-

- Lúa IR 50404 (khô)

kg

-

-

- Lúa Nàng Nhen (khô)

kg

11.500 - 12.000

-

Giá gạo

 

Giá bán tại chợ

(đồng)

Tăng (+), giảm (-) so với hôm qua

- Nếp ruột

kg

14.000 - 15.000

-

- Gạo thường

kg

11.500 - 12.500

-

- Gạo Nàng Nhen

kg

20.000

-

- Gạo thơm thái hạt dài

kg

18.000

-

- Gạo thơm Jasmine

kg

15.000 - 16.000

-

- Gạo Hương Lài

kg

19.000

-

- Gạo trắng thông dụng

kg

14.000

-

- Gạo Nàng Hoa

kg

17.500

-

- Gạo Sóc thường

kg

13.500 - 14.500

-

- Gạo Sóc Thái

kg

18.000

-

- Gạo thơm Đài Loan

kg

20.000

-

- Gạo Nhật

kg

20.000

-

- Cám

kg

7.500 - 8.000

-

Bảng giá lúa gạo hôm nay 16/11 tại tỉnh An Giang. (Nguồn: Sở NN&PTNT An Giang)

Với mặt hàng gạo, giá gạo nguyên liệu, thành phẩm cũng không có biến động. Hiện giá gạo nguyên liệu trong khoảng 9.200 - 9.400 đồng/kg; gạo thành phẩm trong khoảng 9.800 - 10.000 đồng/kg

Theo ghi nhận tại chợ An Giang, các mặt hàng gạo có giá tiếp tục chững giá trên diện rộng, hiện dao động trong khoảng 11.500 - 20.000 đồng/kg. Theo đó, gạo thường có giá duy trì trong khoảng 11.500 - 12.500 đồng/kg, gạo Sóc thường được bán với giá ổn định trong khoảng 13.500 - 14.500 đồng/kg, giá gạo trắng thông dụng ở mức 14.000 đồng/kg, gạo thơm Jasmine có giá dao động trong khoảng 15.000 - 16.000 đồng/kg, gạo Nàng Hoa tiếp tục giữ giá 17.500 đồng/kg, giá gạo Sóc Thái tiếp tục ở mức 18.000 đồng/kg, gạo thơm thái hạt dài tiếp tục có giá 18.000 đồng/kg, gạo Hương Lài được bán ở mức 19.000 đồng/kg. Gạo Nàng Nhen, gạo thơm Đài Loan và gạo Nhật duy trì giá thu mua là 20.000 đồng/kg. 

Cùng thời điểm khảo sát, giá cám ổn định trong khoảng 7.500 - 8.000 đồng/kg. 

Ảnh minh họa: Anh Thư

Thanh Hóa: Toàn tỉnh phát triển được khoảng 5.000ha lúa nếp đặc sản

Nhằm nâng cao thu nhập cho người trồng lúa, những năm gần đây, ngành nông nghiệp và các địa phương tỉnh Thanh Hóa đã xây dựng thành công nhiều mô hình trồng lúa nếp chất lượng cao, đặc biệt là khôi phục và phát triển các mô hình trồng lúa nếp đặc sản, theo báo Thanh Hóa.

Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Thanh Hóa, trên địa bàn tỉnh có khoảng 5.000ha lúa nếp đặc sản mang giá trị kinh tế cao. Trong đó, lúa nếp cái hạt cau, nếp cái hoa vàng có khoảng 800ha, nếp Cay Nọi hơn 600ha, nếp hương hơn 400ha và trên 3.000ha lúa nếp N97, N98, nếp Liên Hoa, lúa Nhật J02 và các loại nếp khác.

Ngoài việc mở rộng diện tích lúa chất lượng cao, ngành nông nghiệp đang phối hợp chặt chẽ với các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục đẩy mạnh xúc tiến thương mại và đầu tư cho công tác tuyển chọn, khảo nghiệm các bộ giống mới phù hợp với đất đai, thổ nhưỡng từng vùng miền. Đồng thời, đẩy mạnh cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất nhằm nâng cao chất lượng, phát triển các chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm lúa nếp đặc sản.

Với những nền tảng đó, tỉnh Thanh Hóa hiện đã có 6 sản phẩm lúa nếp được công nhận là sản phẩm OCOP cấp tỉnh.

 

Anh Thư