Giá lúa gạo hôm nay 1/6: Nhiều giống lúa điều chỉnh tăng 100 - 200 đồng/kg
Giá lúa gạo hôm nay
Xem thêm: Giá lúa gạo hôm nay 2/6
Tại An Giang, giá lúa hôm nay (1/6) ghi nhận nhiều giống lúa tăng từ 100 đồng/kg đến 200 đồng/kg. Cụ thể, lúa IR 50404 tăng 100 đồng/kg lên mốc 5.500 - 5.600 đồng/kg. OM 5451 tăng 100 đồng/kg, hiện thu mua với giá 5.600 - 5.800 đồng/kg. OM 18 đang được giao dịch với giá 5.800 - 6.000 đồng/kg, tăng 100 đồng/kg so với hôm qua. Nàng Hoa 9 hiện có giá 5.900 - 6.000 đồng/kg, nhích lên 100 đồng/kg trong hôm nay. Đài thơm 8 tiếp tục tăng 200 đồng/kg, mức giá ghi nhận hiện nay là 6.000 - 6.100 đồng/kg.
Các giống lúa còn lại không có biến động mới. Theo đó, lúa IR 50404 (khô) thu mua với giá là 6.500 đồng/kg, lúa Nhật giữ nguyên mức 8.000 - 8.500 đồng/kg và Nàng Nhen (khô) neo trong khoảng 11.500 - 12.000 đồng/kg.
Giá nếp hôm nay vẫn chưa có thêm biến động mới trong ngày. Nếp AG (khô) dao động trong khoảng 7.700 - 7.800 đồng/kg, nếp Long An (khô) có giá là 7.600 đồng/kg và nếp ruột duy trì khoảng giá là 14.000 - 15.000 đồng/kg.
Bảng giá lúa gạo hôm nay 1/6 tại tỉnh An Giang. (Nguồn: Sở NN&PTNT An Giang)
Tại chợ An Giang, giá gạo hôm nay chững lại trên diện rộng. Trong đó, gạo thường có giá 11.500 - 12.500 đồng/kg, gạo Nàng Nhen đi ngang với giá 20.000 đồng/kg, gạo thơm thái hạt dài dao động trong khoảng 18.000 - 19.000 đồng/kg, gạo Sóc thường giữ mức 14.000 đồng/kg và gạo Nhật chững lại tại mốc 20.000 đồng/kg trong ngày đầu tuần.
Nâng cao hiệu quả bảo quản lúa gạo sau thu hoạch
Thu hoạch và bảo quản là một trong những khâu quan trọng góp phần nâng cao sản lượng và chất lượng lúa, gạo. Tuy nhiên, hiện nay, phần lớn việc thu hoạch và bảo quản lúa của nông dân phụ thuộc vào phương pháp thủ công.
Để khắc phục và giúp làm giảm tổn thất trong quá trình thu hoạch, bảo quản và lưu thông, nhằm nâng cao giá trị hạt gạo, cần có những quy trình cải tiến trong bảo quản, xử lý lúa gạo sau thu hoạch, theo báo Vĩnh Long.
Theo đánh giá của ngành chức năng, quá trình sản xuất, thu hoạch, xử lý lúa gạo hiện nay hầu hết chưa đảm bảo, làm giảm chất lượng gạo xuất khẩu và ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam.
Sản lượng lúa hàng năm tại ĐBSCL đạt 20 - 25 triệu tấn và đòi hỏi phải có giải pháp công suất cao có thể xử lý nhanh chóng lượng lớn lúa từ khâu thu mua, sấy và trữ. Các công nghệ truyền thống không tự động hóa hay cơ giới hóa cũng ảnh hưởng đến việc thất thoát và giảm chất lượng của lúa gạo trong quá trình xử lý.
Ngoài ra, việc đất đai và nguồn nhân lực ngày càng khan hiếm tại khu vực ĐBSCL cũng yêu cầu ngành lúa gạo cần tìm kiếm các giải pháp ứng dụng công nghệ tự động hóa nhiều hơn, sử dụng ít nguồn lực đất và con người hơn.
Bên cạnh các doanh nghiệp mạnh vốn đầu tư thì cũng cần một số cơ sở, doanh nghiệp, công ty cơ khí nghiên cứu, đưa ra máy móc thiết bị hiện đại đáp ứng khâu sản xuất - chế biến lúa gạo, nông sản.
Việc áp dụng giải pháp khoa học kỹ thuật tiên tiến để nâng cao giá trị lúa gạo hàng hóa ngày càng được quan tâm. Điều này vừa góp phần giảm chi phí sản xuất, đồng thời nâng giá trị xuất khẩu cho hạt gạo Việt.
Cụ thể, giải pháp bao gồm việc trữ lúa trong các silo, sử dụng công nghệ sấy thế hệ mới cũng như các hệ thống công nghệ hiện đại và tự động khi nhập liệu, chuyển liệu và điều khiển. Theo đó, một quy trình sau thu hoạch khép kín và tự động hoàn toàn, giúp nhà máy có thể nhập được lúa từ người nông dân nhanh nhất có thể, đáp ứng thời điểm “vàng” sau thu hoạch.
Hạt lúa chứa trong silo sẽ được kiểm soát trong thời gian thực về nhiệt độ, ẩm độ và nồng độ CO2 thông qua hệ thống cảm biến đặt trong silo, nhờ đó giữ được màu sắc, mùi vị và hình dạng gần nhất với lúa sau khi thu hoạch. Lúa sẽ được giữ trong thời gian dài trong silo trong điều kiện bảo quản tốt nhất.
Theo ông Nguyễn Văn Liêm, bên cạnh việc đầu tư nghiên cứu, chọn tạo các giống lúa mới đáp ứng nhu cầu thị trường, vấn đề giảm thất thoát sau thu hoạch, bảo quản, chế biến cần được chú trọng hơn.
Thời gian tới, Nhà nước cần có cơ chế khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào bảo quản chế biến, xử lý, xuất khẩu để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm nông sản. Đồng thời, cần hỗ trợ các nhà máy xay xát, chế biến gạo đầu tư, nâng cấp công nghệ và thiết bị mới, từ đó, góp phần nâng cao chất lượng, giá trị hạt gạo trên thị trường.