|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá lúa gạo hôm nay 15/5: Lúa đồng loạt giảm, gạo không biến động

15:24 | 15/05/2025
Chia sẻ
Trên thị trường nội địa, giá lúa hôm nay giảm nhẹ từ 100 – 200 đồng/kg, trong khi giá gạo vẫn duy trì ổn định so với ngày trước đó. USDA dự báo lượng gạo nhập khẩu của Philippines sẽ tăng khoảng 2% trong năm tiếp thị 2025-2026.

Giá lúa gạo hôm nay

Giá gạo hôm nay tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long vẫn giữ mức ổn định so với ngày hôm qua. Cụ thể, giá gạo nguyên liệu CL 555 dao động từ 8.600 – 8.900 đồng/kg, trong khi gạo nguyên liệu IR 504 ở mức 8.250 – 8.350 đồng/kg.

Đối với nhóm phụ phẩm, giá tấm OM 5451 dao động trong khoảng 7.400 – 7.500 đồng/kg, còn giá cám ở mức 7.500 – 7.600 đồng/kg.

Giá gạo ĐVT Giá tại chợ (đồng) Tăng (+), giảm (-) so với hôm trước
- Nguyên liệu CL 555 kg 8.600 – 8.900 -
- Nguyên liệu IR 504 kg 8.250 – 8.350 -
- Tấm OM 5451 kg 7.400 – 7.500 -
- Cám kg 7.500 – 7.600 -

Bảng giá gạo hôm nay 15/5 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. (Nguồn: Luagaoviet.com)

Trong khi đó, theo ghi nhận từ Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh An Giang, giá lúa trên địa bàn tỉnh đồng loạt giảm 100 – 200 đồng/kg so với ngày hôm trước.

Lúa IR 50404 hiện đang được thu mua với giá thấp nhất là 5.300 – 5.500 đồng/kg, giảm 100 đồng/kg; lúa OM 380 trong khoảng 5.400 – 5.600 đồng/kg, giảm 200 đồng/kg; lúa Đài Thơm 8 (tươi) và OM 18 (tươi) cùng giảm 200 đồng/kg, còn 6.800 đồng/kg.

Các giống lúa khác duy trì mức giá ổn định, với Nàng Hoa 9 dao động trong khoảng 6.650 – 6.750 đồng/kg, OM 5451 ở mức 6.000 – 6.200 đồng/kg, nếp IR 4625 (tươi) đạt 7.700 – 7.900 đồng/kg.

Giá lúa ĐVT Giá mua của thương lái (đồng) Tăng (+), giảm (-) so với hôm trước
- Nếp IR 4625 (tươi) kg 7.700 – 7.900 -
- Nếp IR 4625 (khô) kg 9.700 – 9.900 -
- Lúa IR 50404 kg 5.3005.500 -100
- Lúa OM 5451 Kg 6.000 – 6.200  -
- Lúa OM 380 (tươi) Kg 5.400 – 5.600 -200
- Lúa Đài Thơm 8 (tươi) Kg 6.800 -200
- OM 18 (tươi) kg 6.800 -200
- Nàng Hoa 9 kg 6.650 – 6.750 -
Giá gạo   Giá bán tại chợ (đồng) Tăng (+), giảm (-) so với hôm qua
- Nếp ruột kg 21.000 - 22.000 -
- Gạo thường kg 13.000 - 15.000 -
- Gạo Nàng Nhen kg 28.000 -
- Gạo thơm thái hạt dài kg 20.000 - 22.000 -
- Gạo thơm Jasmine kg 16.000 - 18.000 -
- Gạo Hương Lài kg 22.000 -
- Gạo trắng thông dụng kg 16.000 -
- Gạo Nàng Hoa kg 21.000 -
- Gạo Sóc thường kg 17.000 -
- Gạo Sóc Thái kg 20.000 -
- Gạo thơm Đài Loan kg 20.000 -
- Gạo Nhật kg 22.000 -
- Cám kg 9.000 – 10.000 -

Bảng giá lúa gạo hôm nay 15/5 tại tỉnh An Giang. (Nguồn: Sở Sở NN & MT tỉnh An Giang)

Giá gạo xuất khẩu

Theo dữ liệu của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), trong phiên giao dịch ngày 15/5, giá gạo 5% tấm xuất khẩu của Việt Nam vẫn giữ ổn định ở mức 397 USD/tấn.

Tương tự, giá gạo 5% tấm của Ấn Độ và Pakistan cũng ổn định ở mức 381 USD/tấn và 389 USD/tấn.

Riêng giá gạo 5% tấm của Thái Lan giảm nhẹ 1 USD/tấn so với phiên giao dịch trước, xuống còn 409 USD/tấn

Nguồn: Hoàng Hiệp tổng hợp từ Reuters và VFA

Theo báo cáo mới đây của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), lượng gạo nhập khẩu của Philippines trong năm tiếp thị 2025-2026 (từ tháng 7 năm nay đến tháng 6 năm sau) dự báo sẽ tăng 2%, từ 5,4 triệu tấn lên 5,5 triệu tấn, mức cao nhất từ trước đến nay.

USDA cho biết nguyên nhân chính của sự gia tăng là do tiêu dùng trong nước tăng, được thúc đẩy bởi dân số Philippines hiện đã vượt 110 triệu người. Bên cạnh đó là sự phát triển của ngành du lịch và thói quen tiêu dùng gạo vẫn giữ vai trò chủ đạo.

Nếu dự báo của USDA trở thành hiện thực, Philippines sẽ củng cố vị trí là nước nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới trong năm thứ 4 liên tiếp.

Trước đó, Philippines đã vượt qua Trung Quốc để trở thành nước nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới kể từ đầu năm tiếp thị 2022-2023, khi nhập khẩu 3,9 triệu tấn gạo từ nước ngoài.

Theo USDA, tổng nhu cầu gạo của Philippines (bao gồm cả lượng tiêu thụ thực tế và hao hụt) có thể đạt 17,7 triệu tấn trong năm tiếp thị 2025-2026, cao hơn 2% so với mức 17,3 triệu tấn của năm 2024-2025.

Nhu cầu tăng ở Philippines, cùng với sự tăng trưởng mạnh ở Ấn Độ và Thái Lan, ​​sẽ đóng góp đáng kể vào xu hướng tăng tiêu thụ gạo toàn cầu, dự kiến đạt mức kỷ lục 538,8 triệu tấn.

Trong khi đó, sản lượng gạo nội địa của Philippines dự kiến ​​sẽ tăng thêm 300.000 tấn, lên 12,3 triệu tấn từ mức 12 triệu tấn của năm trước. Đánh dấu sự phục hồi mạnh mẽ sau đợt sụt giảm do bão lũ tàn phá trong nửa cuối năm ngoái.

Dù sản lượng tăng, Philippines có thể vẫn tiếp tục phụ thuộc nhập khẩu vào quốc gia Đông Nam Á khác là Việt Nam.

Trước đó, chính phủ Việt Nam cho biết lượng gạo xuất khẩu sang Philippines chiếm khoảng 45% tổng lượng gạo xuất khẩu của nước này.

Dự báo mới này của USDA trái ngược với dự báo trước đó từ văn phòng FAS tại Manila, vốn ước tính nhập khẩu gạo của Philippines sẽ giảm 2%, từ 5,3 triệu tấn xuống 5,2 triệu tấn, do sản lượng nội địa tăng lên 12,25 triệu tấn.

Bộ Nông nghiệp Philippines (DA) cũng từng dự báo nhập khẩu gạo sẽ giảm trong năm nay nhờ điều kiện thời tiết thuận lợi và lượng tồn kho chuyển sang cao.

Tháng trước, Trợ lý kiêm người phát ngôn của DA – ông Arnel de Mesa – cho biết lượng nhập khẩu có thể giảm xuống còn 3,8 triệu tấn trong năm 2025, sau mức kỷ lục 4,8 triệu tấn trong năm 2024.

Số liệu từ Cục Công nghiệp Thực vật Philippines (BPI) cho thấy, lượng gạo nhập khẩu của nước này trong 4 tháng đầu năm chỉ đạt 1,32 triệu tấn, giảm 21,33% so với mức 1,67 triệu tấn cùng kỳ năm ngoái.

Hoàng Hiệp

Việt Nam - Mỹ công bố kết quả vòng đàm phán Hiệp định song phương về thương mại đối ứng thứ 3
Bộ trưởng Bộ Thương mại Mỹ Howard Lutnick và Đại sứ Jamieson Greer, Trưởng Đại diện Thương mại Mỹ đánh giá cao thiện chí, nỗ lực của Việt Nam trong đàm phán và cơ bản thống nhất với những ý tưởng mà Trưởng đoàn đàm phán Việt Nam đưa ra.